TP HCM ngày 15 tháng 8 năm 2010
Kính gửi Quý vị trách nhiệm mạng Bauxite Việt Nam,
Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,
Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,
Tôi là Lê Thị Kiều Oanh, 46 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, đau buồn và uất nghẹn gửi thư này đến quý vị để báo động về việc Nhà nước Việt Nam đã bắt giữ chồng tôi vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 để điều tra chiếu theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Chồng tôi tên Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, hiện đang là Giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa TP HCM. Anh sang Pháp du học từ năm 1973. Hấp thụ lối giáo dục trung thực và bình đẳng với nhiều sáng tạo tại đây, anh luôn ước mơ ngày trở về quê hương sẽ là một nhà giáo để mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam.
Sau một chuyến về thăm cha mẹ bị bệnh vào cuối thập niên 90, cảm thương cho sự thiếu thốn về kỹ năng của các sinh viên Việt Nam, anh đã cố gắng thu xếp trở về quê hương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an bình, đầy đủ phương tiện vật chất ở xứ người, trở về Việt Nam sống để săn sóc bố mẹ và nhận làm Giảng viên tại Trường Bách khoa TP HCM để thực hiện giấc mơ của mình. Tâm huyết của anh là làm sao cho thanh niên Việt Nam ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.
Ngoài những bức xúc về giáo dục và tuổi trẻ Việt Nam, trong gần 10 năm trở về sống trên quê hương, anh luôn khắc khoải về những vấn đề của đất nước, từ nạn tham nhũng đến những bất công trong xã hội. Anh cũng thường chia sẻ với tôi về tình trạng ô nhiểm môi trường sinh thái của Việt Nam. Khi Nhà nước cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, anh đã than trời là tại sao có một quyết định vô cùng tai hại như vậy? Nên khi đọc được bản Kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, anh đã không ngần ngại ký tên và kêu gọi bạn bè anh nên ký tên vào bản Kiến nghị này. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và các vụ ngư dân ta bị Trung Quốc hà hiếp, bắt giữ đòi tiền chuộc là những chuyện mà anh rất bức xúc. Anh đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 để tìm hiểu thêm về các vấn đề này.
Kính thưa quý vị,
Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng Nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua.
Kỹ năng mềm là những kỹ thuật dạy về tâm lý để tạo sự tự tin ở mỗi con người, giúp họ có cách nhìn khoa học để thích nghi vào đời sống xã hội. Những kỹ năng này được giảng dạy rất nhiều ở môi trường Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ cho các em học sinh ngay từ cấp trung học. Hiện nay có rất nhiều khóa chuyên môn loại này ở Việt Nam và rất được giới trẻ ưa chuộng.
Như vậy việc tổ chức những lớp học miễn phí này không lẽ là một cái tội hay sao?
Còn những mối liên hệ bạn hữu khi chồng tôi còn ở bên Pháp, không lẽ Nhà nước cũng cho là một cái tội hay sao ?
Việc bày tỏ và chia sẻ sự quan tâm trước thực trạng đất nước, đau cái đau của dân tộc, cũng là một cái tội hay sao? Là một nhà giáo mà không biết xúc động, đau xót với những thăng trầm của xã hội, của đất nước thì làm sao có thể truyền dạy tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ phải gánh vác vận mệnh đất nước khi trưởng thành?
Trước những tai ương bất ngờ đổ ập xuống gia đình tôi trong những ngày vừa qua, tôi quyết định gửi đến quý vị lá thư này để kêu cứu, để chồng tôi không bị bắt giữ một cách oan ức mà không ai hay biết. Tôi viết thư này trong tâm trạng ngổn ngang và lo âu. Lo âu về việc những người đang giam giữ chồng tôi có thể hãm hại anh ấy trong đêm đen mà không một ai hay biết. Lo âu về những thủ thuật ép cung của những người đang muốn gán ghép tội lỗi lên đầu chồng tôi và bôi đen những nỗ lực cao quý của anh ấy. Lo âu cho bé Trâm Anh, đứa con gái thân yêu của chúng tôi vừa mới lên 6 tuổi, cháu sẽ ra sao khi thiếu vắng sự dìu dắt của người bố thân yêu...
Kính mong quý vị lên tiếng và tiếp tay bảo vệ anh Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước - những người đang muốn đóng góp cả cuộc đời mình cho ước mơ bảo vệ đất nước và xây dựng tuổi trẻ Việt Nam.
Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của toàn thể quý vị.
Lê thị Kiều Oanh
423 đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
423 đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Hay liên lạc với gia đình chúng tôi :
Ông Phạm Duy Khánh, email : dkhanh.pham@gmail.com
Ông Phạm Duy Khánh, email : dkhanh.pham@gmail.com
Vì không có điều kiện để gửi lá thư này đi, nên tôi đã nhờ anh Khánh chuyển đi giùm.
Đính kèm theo đây là 2 tấm hình của anh Hoàng:
Anh Hoàng và các em sinh viên của Đại học Bách khoa trong buổi tiệc tất niên ngày 28/01/2010
****************************
****************************
Công an bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng, Đại Học Bách Khoa TPHCM
Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010-08-15
Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Đại Học Bách Khoa TP.HCM, vừa bị công an bắt giữ, để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài.
Giảng viên Phạm Minh Hoàng cũng bị công an điểu tra về việc tổ chức các lớp học miễn phí về kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời gian gần đây.
Ông Phạm Minh Hoàng từng du học bên Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về Việt Nam dạy học với ước mơ góp phần đào tạo một thế hệ ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.
Gần đây, ông được nhiều người biết đến sau khi ký tên và kêu gọi bạn bè cùng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu nhà nước ngưng cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và tham gia buổi tọa đàm vềển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức ở Sài Gòn hồi cuối tháng Chín năm ngoái. Bi
Ngay sau khi nghe được tin ông bị bắt, Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với vợ ông là Bà Lê Thị Kiều Oanh đã hỏi thêm chi tiết. Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện giữa bà Kiều Oanh và biên tập viên Khoa Diễm của Đài RFA.
Lý do bị bắt?
Khoa Diễm: Dạ. Xin thưa, đây có phải là bà Kiều Oanh, vợ của Giảng viên Phạm Minh Hoàng không ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh: Dạ. Dạ đúng ạ. Tôi là vợ của Giảng viên Phạm Minh Hoàng ạ.
Khoa Diễm : Dạ. Thưa bà, trước hết xin bà tóm tắt sơ chuyện gì đã xảy ra cho chồng bà là ông Phạm Minh Hoàng ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Tôi cũng không biết lý do từ đâu nữa, nhưng mà vào ngày 11 tây tháng 8 thì có những người công an tới mời tôi và chồng tôi đi lên làm việc. Chồng tôi thì làm việc một nơi, còn tôi thì được làm việc một nơi khác.
Tôi cũng không biết từ đâu mà họ nói là có một người khai ra là chồng tôi và tôi là đảng viên của Đảng Việt Tân, nhưng mà thực sự thì tôi không phải là như vậy, mà tôi cũng biết chồng tôi không phải là như vậy.
Sau mấy ngày họ cứ mời lên mời xuống chúng tôi để hỏi cung, mà thực sự là họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà tôi không biết tại sao. Tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi đi và việc đó rất là đau lòng.
Sau mấy ngày mời lên mời xuống để hỏi cung, họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà không biết tại sao tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi.
Bà Lê Thị Kiều Oanh
Khoa Diễm : Dạ. Vậy thì từ khi mà họ bắt ông Hoàng đi đến giờ thì bà đã có cơ hội nào gặp lại chồng bà chưa ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Dạ, người ta nói là đang ở trong cuộc điều tra thì người ta không có cho gặp.
Khoa Diễm : Vậy tình trạng sức khỏe hiện nay của ông nhà ra sao?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Tôi hoàn toàn không biết gì hết, chị ạ. Tôi rất lo cho chồng tôi (khóc…). Tôi không biết chồng tôi bây giờ như thế nào nữa.
Khoa Diễm : Vậy ít nhứt bà có biết được là hiện tại ông Hoàng đang bị nhốt ở đâu không?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Dạ, thực sự thì tôi không biết, nhưng mà lúc mà tôi được mời lên làm việc ở tại Nguyễn Văn Cừ thì tôi đoán là chồng tôi bị giữ ở đó thôi, chứ tôi cũng không biết rõ ạ.
Khoa Diễm : Những người bạn đã cùng chồng bà và ông Hoàng ký vào bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay là chuyện Hoàng Sa - Trường Sa khi ông tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo ở Việt Nam, thì có giúp cho bà những tin tức hoặc thông tin gì của ông hay không ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Hiện bây giờ thì tôi không có ạ. Tại vì tôi vốn là một người không có giỏi vềước cái việc của chồng tôi, tôi không biết cách nào. Tôi chỉ biết nhờ người em ruột của chồng tôi giúp tôi làm cái việc này thôi. internet cho nên tr
Khoa Diễm : Theo bà thì tại sao lại có những lời cáo buộc là vợ chồng bà là đảng viên của Đảng Việt Tân ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Cho tới bây giờ thì tôi không biết. Tôi chỉ biết là họ bắt một người quen của chúng tôi và cậu ta khai - đó là qua lời của họ - nói là cậu ta khai ra chúng tôi, khai ra chồng tôi.
Lo lắng, hoảng loạn
Khoa Diễm : Trước đây ông Hoàng có đi du học ở Pháp và đã ở lại Pháp một thời gian khá lâu, vậy bà có mong muốn là chính phủ Pháp trực tiếp can thiệp vào vấn đề này hay không ạ?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Thực sự là tôi muốn được sống yên ổn với lại chồng con tôi, mà tôi đang nghĩ là nếu bây giờ tôi nhờ chính phủ Pháp can thiệp, nếu họ trục xuất chồng tôi thì cuộc sống vợ chồng tôi cũng khó khăn lắm. Thực ra tôi thấy chồng tôi vô tội. Tôi chỉ muốn chồng tôi được về nhà yên ổn với vợ con thôi.
Khoa Diễm : Nhưng nếu như mà ông đã có những tham gia và những ý tưởng bảo vệ đất nước và những ý tưởng này có thể nghịch lại với lại chính phủ Việt Nam, thì liệu ông có thực sự được an toàn và thoải mái khi ông được thả ra và nếu như là ông được thả ra, thưa bà?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Cho tới bây giờ tôi không biết chi hết. Tôi chỉ mong làm đủ mọi cách để chồng tôi được thả ra là vì tôi khẳng định rằng chồng tôi là người vô tội. Còn cái gì nó chưa tới thì thực sự tôi cũng không dám khẳng định một điều gì hết.
Khoa Diễm : Vậy thì lúc mà đến để làm việc người ta có đưa ra những bằng chứng gì để buộc tội ông về những tội họ đã cáo buộc ông không?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Dạ, tôi thì vừa mới được cơ quan điều tra người ta cấm tôi là không được nói những nội dung điều tra ra với bất cứ một người nào, thành ra tôi không biết là có được phép trả lời cụ thểội dung cuộc điều tra hay không, vì người ta đã bắt tôi ký giấy là không được phép nói cái nội dung điều tra với bất cứ một ai. cái n
Chồng tôi bỏ tất cả cuộc sống đầy đủ hạnh phúc ở trời Tây để về đây với mong muốn là phụng sự đất nước mình, mà bây giờ không biết tại sao chồng tôi lại bị lâm vào cái chuyện như thế này.
Bà Lê Thị Kiều Oanh
Khoa Diễm : Dạ. Vậy những câu hỏi đó có làm bà khó chịu khi mà bà trả lời hoặc là họ ép bức bà trong một hướng nào đó không? Hay là bà được tự do trả lời những câu hỏi đó?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Tôi được tự do trả lời.
Khoa Diễm : Những người hỏi cung bà có đánh đập hoặc là có những cử chỉ thô bạo xúc phạm đến bà khi họ hỏi bà những câu hỏi này hay không?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Họ không có đánh đập, không có hung dữ đối với tôi, nhưng mà duy nhứt chỉ có những ngày đầu họ hỏi cung tôi là ngày 11, ngày 12 và ngày 13 thì họ rất là lịch sự, nhưng mà tôi không hiểu tại sao tới ngày 14 thì tôi được mời vào lúc 8 giờ rưỡi và tôi tới rất là đúng giờ, và tôi chờ tới hơn 9 giờ thì mới bắt đầu cuộc điều tra, và kéo dài cho tới chiều mà họ không có mời tôi một ly nước nào cũng như không hỏi xem tôi có đói không vào cái giờ cơm trưa, thì tôi lấy làm lạ như vậy thôi. Chứ còn hai ngày trước thì rõ ràng tôi thấy họ rất là lịch sự, nghĩa là vẫn mời tôi uống nước, vẫn mời tôi ăn vào giờ cơm.
Khoa Diễm : Dạ. Vậy thì trong lần làm việc cuối cùng đó họ đã giữ bà lại bao nhiêu lâu?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Dạ. Từ hơn 9 giờ sáng cho tới 2 giờ chiều ạ.
Khoa Diễm : Hai giờ chiều! Vậy thì lúc đó bé Trâm Anh được ai săn sóc khi mà cả ông và bà đều được mời đi làm việc?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Dạ, bữa đó tôi phải gởi qua cho ông bà nội của nó ạ. Ông bà nội của nó thì lớn tuổi lắm rồi. Cả hai đều gần 90 tuổi.
Khoa Diễm : Dạ. Tình trạng hiện tại của hai mẹ con bà hiện nay ra sao?
Bà Lê Thị Kiều Oanh : Chắc chắn là rất khó khăn rồi, tại vì nhà tôi thì cũng đang trong giai đoạn sửa chữa. Tôi đang sửa chữa mà bây giờ thiếu vắng một người đàn ông trong khi tinh thần tôi thực sự tôi đang hoảng loạn, rồi con tôi đã vào giai đoạn nhập học, cho nên bao nhiêu việc, phải nói là tôi rối, rất là rối.
Khoa Diễm : Tôi có một câu hỏi cuối cùng xin được hỏi bà là bà có lời nhắn nào hoặc là tâm tình nào bà muốn gởi đến quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do khi mà họ nghe về câu chuyện của chồng bà và của bà không ạ?
Bạn nghĩ gì về trường hợp của ông Phạm Minh Hoàng? Hãy gửi ý kiến của Bạn về vietweb@rfa.org
Bà Lê Thị Kiều Oanh: Dạ. Tôi mong là bất cứ một ai quan tâm tới những người Việt Nam yêu nước nhưồng tôi, tại vì rõ ràng chổng tôi lúc hồi 17 tuổi bước lên máy bay đi du học chồng tôi đã từng tâm sự với tôi là "Anh ngồi trên máy bay anh nhìn qua khung cửa của máy bay, anh nhìn xuống đất nước Việt Nam, anh quyết định rằng là một ngày nào đó anh sẽ trở về để phục vụ quê hương của mình." là ch
Nhưng mà bây giờ chị nghĩ xem, chồng tôi về đây bỏ tất cả cuộc sống đầy đủ hạnh phúc ở trời Tây để về đây với cái mong muốn là phụng sự đất nước mình, mà bây giờ không biết tại sao chồng tôi lại bị lâm vào cái chuyện như thế này (khóc).
Tôi chỉ mong rằng những ai cảm thấy là xót xa cho chuyện của chồng tôi xin hãy lên tiếng, xin hãy làm cái gì đó để giúp cho chồng trong việc đó thôi ạ.
Khoa Diễm : Dạ. Tôi cảm ơn chị rất nhiều ạ.
=> Hãy cứu ngay hai cháu Hằng và Thúy ------- Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết !
*****************
Buồn vui Chủ nhật: Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày
Hạ Anh (tổng hợp)
Biết Viện Toán phá lệ trả lương cao nhất cho GS Ngô Bảo Châu “5 triệu đồng mỗi tháng", bạn đọc Lê Phạm Thành ở Cầu Giấy, Hà Nội bất chợt nhớ đến Thông tư của Bộ Tài chính vừa quy định cách đây ít ngày. Thông tư này quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, lãnh đạo cấp Bộ trưởng và tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2,5 triệu đồng mỗi ngày theo tiêu chuẩn một người/phòng. Các đối tượng khác được thanh toán từ 900.000 - 1,2 triệu đồng. Quy định này có hiệu lực từ 20/8.
Câu chuyện GS Ngô Bảo Châu sẽ trình bày báo cáo tại Đại hội toán học thế giới vào ngày 19/8 tới (cũng rất ngẫu nhiên là trước 1 ngày khi Thông tư nêu trên có hiệu lực), và kèm theo đó là dự báo khả năng đạt giải thưởng Field đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Nói nhưng có làm?
Từ Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), bạn Lê Phong có một so sánh khác:
"Quả thật là đau lòng khi bài báo viết về một nhân tài có tâm cho nền giáo dục cơ bản của nước ta có tâm huyết với nước nhà chứ không phải cái bằng Tiến sĩ giả mà các quan chức mua, các huy chương chỉ lóe sáng sau đó tắt dần vì không có ai bồi dưỡng đầu tư các em phát triển.
Trách nhiệm là các nhà quản lý giáo dục và Nhà nước. Không thể trả công rẻ mạt như thời bao cấp để đòi người khác cống hiến, đặc biệt các tài năng trẻ. Thấy đau lắm khi "ông" Vinashin vứt đi của ngân sách cả mấy [chục] nghìn tỉ đồng, không thể thu hồi được, trong khi nhiều tài năng đang sống khó khăn, thậm chí nghèo khổ để mong cống hiến cho đất nước".
Bạn Phong ví von, "nói nhưng không làm" là một mệnh đề của toán học (phủ định của phủ định).
Không bình luận về việc tham gia và đóng góp của GS Ngô Bảo Châu cũng như rất nhiều nhân tài gốc Việt đang ở nước ngoài cho đất nước, bạn Christ Hoàng ở Hàn Quốc "muốn lưu ý là chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, lâu dài và có định hướng trong việc thu hút những con người đó về phục vụ".
Bạn Hoàng viết: "Các chính sách đãi ngộ hâu như mang tính bột phát, thiếu chiều sâu và không đầy đủ, nó chưa bao giờ được xây dựng như là một chiến lược quốc gia. Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đều biết những gì là cốt lõi của vấn đề nhưng chưa quyết liệt tìm cách tháo gỡ, đó là các vấn đề về thu nhập, môi trường lao động và các yếu tố hỗ trợ khác".
Bạn Hoàng đề xuất nên trả lương tương đương chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tín hiệu khả quan đã le lói, khi GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, 1 trong 10 thành viên của dự án thành lập một viện nghiên cứu toán cao cấp tại Việt Nam nói, sẽ đề nghị hỗ trợ cho một người ở nước ngoài về làm việc là 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhà khoa học trong nước thì cao nhất là 15 triệu đồng/tháng. Ông Hoa cũng lưu ý là mức chi này cũng chỉ có thể trả được mỗi năm mấy tháng chứ không phải cả năm. Tuy nhiên, về đề nghị khác của bạn Hoàng - và cũng còn của nhiều bạn đọc khác - là "cần phải cải thiện cơ chế quản lý, xét duyệt đề tài, giảm thiểu các hình thức xin - cho" thì câu trả lời cũng còn để ngỏ.
Giá trị quốc gia đến đâu?
GS Ngô Bảo Châu nói mình rất xúc động khi Phó Thủ tướng Chính phủ đến thăm nhà hôm chiều chủ nhật (8/8) và được nhận thông tin có doanh nghiệp tặng biệt thự ở Tuần Châu để thuận lợi khi đi về công tác ở Việt Nam.
Còn lời mời làm Viện trưởng một viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán (sắp hình thành)?
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho hay, khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu.
Tháng 10 tới, anh sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc.
Từ Pháp, bạn đọc Nguyễn Minh chia sẻ:
"Chúng ta chưa có khả năng để dùng được những con người như vậy. Muốn dùng những người như GS. Châu thì chính sách sử dụng con người phải có đột phá. Trí tuệ của GS Châu lẽ ra là vô giá với đất nước. Nhưng thật đáng tiếc, vì chúng ta thực sự không có khả năng khai thác, tận dụng được, cũng như chúng ta đã không tận dụng được trí tuệ của nhiều tài năng khoa học khác. GS nên làm việc ở Mỹ hay đâu đó và thỉnh thoảng về Việt Nam giúp đỡ, khích lệ tinh thần là chính".
Trong khi đó, bạn đọc xưng là "một người bé nhỏ" ở Thanh Hóa đã viết: ’Nước Việt, người Việt đã không hẹp hòi khi để Ngô Bảo Châu tiếp tục học và thành đạt ở nước ngoài. Ngô Bảo Châu đã yêu nước bằng tình yêu người Việt".
Bạn còn so sánh: "Cũng như Trần Đại Nghĩa và hàng trăm người Việt khác sinh ra trên nước Việt, yêu đất nước mình, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ xã hội, cho văn minh và công bằng xã hội, cho quyền con người và nhân loại ngày một tốt hơn. Nước Việt chưa có cái mà nước Mỹ, nước Pháp có. Nhưng nước Pháp và nước Mỹ cũng rất thèm muốn cái mà nhiều người Việt không thấm thía, mặn mà".
Bạn nói, hãy để Ngô Bảo Châu lựa chọn cách mình phải làm. Anh có đủ những khả năng tự quyết được. Nếu yêu nước thiết thực thì không phải dân tộc hẹp hòi.
Câu chuyện "tự hào dân tộc" lại được bạn Nguyễn Minh Anh từ Pháp kiến giải:
"Việt Nam chúng ta vẫn cứ hằng mơ về những viễn tưởng siêu thực, hy vọng về một tương lai gần hé sáng phía trước mà dần dần mò mẫm đưa được thằng bé ra khỏi cái khe tối kiêu phong trong cô độc.
Trước khi cố vẽ lên cái tương lai, người yêu toán thường nhìn lại cái lịch sử chắp ghép, nương nhờ của toán học Việt Nam, chấp nhận khiếm sót của bản thân dân tộc mà từ đó tôn trọng hơn vẻ đẹp không biên giới của toán học nói chung.
Vì giờ đây dù toán học tự tin đi trước khoa học, nhưng nó không thể tự xóa bỏ được cái nguồn gốc triết học xa xưa: vì giá trị sống của khoa học và triết học nói chung nằm trong lịch sử phát triển chứ không dựa trên ranh giới quốc gia.
Do vậy, cống hiến của các nhà khoa học nói chung khi bị phân biệt so sánh theo quốc tịch là thái quá và hoàn toàn vô nghĩa".
Nguồn: Vietnamnet
****************************************=> Hãy cứu ngay hai cháu Hằng và Thúy ------- Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết !
Một khía cạnh mới của đạo đức: Ý thức về sự công chính xã hội
Nguyễn Hưng Quốc blog VOANgười Việt Nam hay nói về đạo đức. Hai nền tảng chính trong ý niệm về đạo đức của người Việt Nam là tình yêu và bổn phận: Yêu nước, yêu đồng bào, yêu hàng xóm, và nhất là, yêu gia đình. Và bổn phận đối với tất cả những gì mình yêu. Đối tượng khác, biểu hiện của tình yêu và bổn phận cũng khác: với đất nước, đó là trung thành; với đồng bào hay hàng xóm, đó là sự tương trợ, với gia đình, đó là lòng hiếu thảo.
Chưa nói đến việc thực hiện các lời khuyên bảo ấy. Chỉ riêng về phương diện lý thuyết, những lời dạy về đạo đức ấy, tuy hay, rất hay, nhưng rõ ràng là bất cập.
Rất ư bất cập.
Trước hết, nó có tính một chiều. Thường là chiều từ dưới lên trên. Mọi người có bổn phận và trung thành với đất nước ư? Ừ, thì cũng được. Nhưng còn đất nước thì sao? Người Việt hay nhắc đi nhắc lại (mà hầu như không bao giờ nêu xuất xứ) câu nói nổi tiếng của John F. Kennedy: “Đừng đòi hỏi đất nước làm gì cho bạn mà bạn chỉ nên tự hỏi bạn đã làm gì được cho đất nước.” Tại sao không? Bất cứ người nào cũng có quyền đòi hỏi đất nước, được biểu hiện cụ thể qua các thiết chế chính trị, phải bảo đảm an toàn, thịnh vượng và công bằng cho mọi người. Ý thức về dân chủ chỉ thực sự vững mạnh khi người dân, mọi người dân, lên tiếng đòi hỏi điều đó. Gạt bỏ yêu cầu chính đáng đó chỉ là một sự lừa bịp. Cũng vậy, chúng ta đề cao lòng hiếu thảo; nhưng chúng ta cũng không nên quên, việc hoàn thành bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái cũng thuộc phạm trù đạo đức.
Nhưng sự bất cập của quan niệm đạo đức theo kiểu cũ còn thể hiện ở khía cạnh khác, lớn hơn và cũng nghiêm trọng hơn, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Hãy để ý đến điều này: trong đời sống cũng như trong văn học, hầu như chúng ta chỉ quan tâm và động lòng với những gì thật gần gũi và thuộc về “phe ta”. Người thân hay quen của chúng ta gặp nạn, chúng ta xót xa; nhưng những người mình ghét mà gặp nạn thì phần lớn đều không giấu được sự hả hê: “Đáng kiếp!” Thấy con cháu hay hàng xóm bị bắt nạt, chúng ta tức tối; nhưng nhìn người lạ bị bắt nạt thì chúng ta lại thường dửng dưng.
Hải quân Trung Quốc hiếp đáp ngư dân Việt Nam, chúng ta bừng bừng phẫn nộ; nhưng người thiểu số ở Tây nguyên bị hà hiếp thì chúng ta lại mặc kệ. Nhìn bão lụt tàn phá một số tỉnh miền Trung, chúng ta xốn xang, nhưng nhìn những trận đói hay thiên tai giết chết cả hàng triệu người đâu đó trên thế giới, nhất là ở châu Phi xa xôi, chúng ta thường rất hờ hững.
Các cơ quan truyền thông Việt Nam có thời hay nói đến mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”. Nhưng thật ra đó chỉ là những âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào nội bộ các nước khác, chủ yếu là hai nước láng giềng nhỏ và yếu là Lào và Kampuchia. Trên thực tế, chúng ta rất hiếm khi quan tâm đến những bất hạnh trên thế giới. Cứ thử mở các tờ báo tiếng Việt trong nước ra mà xem: Có bao giờ bạn thấy bất cứ tin tức hay bài bình luận nào về những nỗi khổ của các nước nghèo khó khác? Nếu có, chắc là cực kỳ hoạ hoằn.
Thành ra, có thể nói cái gọi là đạo đức của chúng ta là thứ đạo đức có điều kiện. Và do đó, rất giới hạn.
Để cho rõ, xin thử làm một sự so sánh.
Năm 2002, một thanh niên gốc Việt tại Úc, Nguyễn Tường Vân, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở về Melbourne, lúc quá cảnh ở Singapore, anh bị cảnh sát Singapore bắt vì một số bạch phiến giấu trong người. Theo luật Singapore, anh bị kết án tử hình. Trong vòng gần hai năm, từ lúc án tử hình được tuyên bố đến lúc được thi hành, có cả một cuộc vận động rầm rộ trên khắp nước Úc để yêu cầu chính phủ Singapore ân xá cho anh. Có cả hàng trăm người xuống đường để xin chữ ký của dân chúng. Nhiều luật sư nổi tiếng của Úc đứng ra biện hộ giùm cho anh. Các cơ quan truyền thông Úc, từ báo in đến truyền hình và truyền thanh loan tin liên tục về vụ án. Sức ép của dư luận mạnh đến độ chính phủ Úc, từ liên bang đến tiểu bang, đều lên tiếng can thiệp dù biết trước là sẽ thất bại trước sự cương quyết của chính phủ Singapore. Trước ngày Nguyễn Tường Vân bị treo cổ, hàng trăm người tụ tập ngoài trời, thắp nến cầu nguyện suốt đêm. Đám tang của Vân ở Melbourne có trên 2000 người tham dự.
Xin lưu ý: hầu hết những người bênh vực cho Nguyễn Tường Vân đều là người Úc da trắng.
Một câu hỏi: Tại sao người ta lại làm thế?
Họ quen biết Nguyễn Tường Vân ư? Không. Tuyệt đối không. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều chỉ biết anh qua mấy dòng tiểu sử vắn tắt trên các cơ quan truyền thông: con của một phụ nữ Việt Nam tị nạn, ra đời ở Thái Lan, học đến hết trung học thì đi bán hàng để kiếm sống; cuối cùng, sa vào con đường buôn lậu ma tuý, nghe nói là để có tiền giúp người anh sinh đôi trả nợ (người này có lúc bị ghiền ma tuý).
Họ nghĩ là anh oan ức hay cho việc buôn bán ma tuý là không đáng kể? Dĩ nhiên là không. Ai cũng biết là Nguyễn Tường Vân có tội. Và ai cũng thấy việc buôn bán ma tuý là điều không thể chấp nhận được. Nhiều người còn nói thẳng: họ cảm thấy may mắn vì gần 400 gram bạch phiến mà Nguyễn Tường Vân giấu trong người bị chận bắt ở Singapore; nếu không, mang lọt vào Úc, chừng ấy bạch phiến sẽ gây nên không biết bao nhiêu là tai hại!
Vậy mà họ vẫn xuống đường đòi ân xá cho anh.
Tại sao?
Lý do: Đó là mệnh lệnh của đạo đức!
Họ bênh vực cho anh không phải vì tình cảm cá nhân mà chủ yếu xuất phát từ một nguyên tắc đạo đức: không chấp nhận án tử hình. Họ cho tử hình là dã man. Tử hình người nào cũng là dã man. Tử hình một thanh niên mới ngoài 20 tuổi và mới phạm tội lần đầu lại càng dã man. Họ làm đủ mọi cách, không phải để bênh vực một tội phạm, mà là để bảo vệ quyền sống của một con người, cho dù đó là một tội phạm. Vậy thôi.
So với những hành động được gọi là đạo đức mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam như giúp đỡ người nghèo trong xóm, bênh vực kẻ yếu ngoài đường với hành động của những người Úc tranh đấu cho Nguyễn Tường Vân, chúng ta thấy ngay sự khác nhau căn bản trong quan niệm về đạo đức: Đạo đức, ở Việt Nam, có tính tình thế (gắn liền với một số quan hệ xã hội nhất định như máu mủ, hàng xóm, quen biết, v.v…), ở Úc (hay ở Tây phương nói chung), có tính nguyên tắc; ở Việt Nam, thiên về cảm tính, ở Úc, thiên về lý tính; ở Việt Nam, nó dựa trên tình thương, ở Úc, nó dựa trên ý thức về sự công chính xã hội.
A! Công chính xã hội (social justice).
Tôi nghĩ đó là sự khác biệt căn bản.
Ý niệm đạo đức của người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, nhắm đến việc duy trì trật tự và sự hài hoà trong xã hội. Mà cả trật tự và hài hoà đều được xây dựng trên nền tảng đẳng cấp. Đạo đức là bảo vệ cái đẳng cấp có sẵn ấy. Là vua cho ra vua. Quan cho ra quan. Dân cho ra dân. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Con ra con. Đó là thứ đạo đức mang tính chức năng luận (functional ethics): đạo đức gắn liền với một vai trò nhất định.
Ý niệm đạo đức của người Tây phương (chủ yếu trong thời hiện đại), ngược lại, được xây dựng trên nền tảng của sự công chính (justice); mà công chính lại được xây dựng trên nền tảng của ý niệm về sự công bình (fairness); và sự công bình, đến lượt nó, lại được xây dựng trên ý niệm về nhân quyền (human rights) với trọng tâm là sự bình đẳng (equality), đặc biệt sự bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity). Đó là thứ đạo đức học dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ quát. Người có ý thức về sự công chính xã hội không những chỉ tranh đấu cho bản thân hoặc cho người thân của mình mà còn tranh đấu cho người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ, để họ cũng được đối xử một cách công bình như mình.
Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội.
Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Bài này chỉ là một gợi ý.
Chưa nói đến việc thực hiện các lời khuyên bảo ấy. Chỉ riêng về phương diện lý thuyết, những lời dạy về đạo đức ấy, tuy hay, rất hay, nhưng rõ ràng là bất cập.
Rất ư bất cập.
Trước hết, nó có tính một chiều. Thường là chiều từ dưới lên trên. Mọi người có bổn phận và trung thành với đất nước ư? Ừ, thì cũng được. Nhưng còn đất nước thì sao? Người Việt hay nhắc đi nhắc lại (mà hầu như không bao giờ nêu xuất xứ) câu nói nổi tiếng của John F. Kennedy: “Đừng đòi hỏi đất nước làm gì cho bạn mà bạn chỉ nên tự hỏi bạn đã làm gì được cho đất nước.” Tại sao không? Bất cứ người nào cũng có quyền đòi hỏi đất nước, được biểu hiện cụ thể qua các thiết chế chính trị, phải bảo đảm an toàn, thịnh vượng và công bằng cho mọi người. Ý thức về dân chủ chỉ thực sự vững mạnh khi người dân, mọi người dân, lên tiếng đòi hỏi điều đó. Gạt bỏ yêu cầu chính đáng đó chỉ là một sự lừa bịp. Cũng vậy, chúng ta đề cao lòng hiếu thảo; nhưng chúng ta cũng không nên quên, việc hoàn thành bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái cũng thuộc phạm trù đạo đức.
Nhưng sự bất cập của quan niệm đạo đức theo kiểu cũ còn thể hiện ở khía cạnh khác, lớn hơn và cũng nghiêm trọng hơn, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Hãy để ý đến điều này: trong đời sống cũng như trong văn học, hầu như chúng ta chỉ quan tâm và động lòng với những gì thật gần gũi và thuộc về “phe ta”. Người thân hay quen của chúng ta gặp nạn, chúng ta xót xa; nhưng những người mình ghét mà gặp nạn thì phần lớn đều không giấu được sự hả hê: “Đáng kiếp!” Thấy con cháu hay hàng xóm bị bắt nạt, chúng ta tức tối; nhưng nhìn người lạ bị bắt nạt thì chúng ta lại thường dửng dưng.
Hải quân Trung Quốc hiếp đáp ngư dân Việt Nam, chúng ta bừng bừng phẫn nộ; nhưng người thiểu số ở Tây nguyên bị hà hiếp thì chúng ta lại mặc kệ. Nhìn bão lụt tàn phá một số tỉnh miền Trung, chúng ta xốn xang, nhưng nhìn những trận đói hay thiên tai giết chết cả hàng triệu người đâu đó trên thế giới, nhất là ở châu Phi xa xôi, chúng ta thường rất hờ hững.
Các cơ quan truyền thông Việt Nam có thời hay nói đến mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”. Nhưng thật ra đó chỉ là những âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào nội bộ các nước khác, chủ yếu là hai nước láng giềng nhỏ và yếu là Lào và Kampuchia. Trên thực tế, chúng ta rất hiếm khi quan tâm đến những bất hạnh trên thế giới. Cứ thử mở các tờ báo tiếng Việt trong nước ra mà xem: Có bao giờ bạn thấy bất cứ tin tức hay bài bình luận nào về những nỗi khổ của các nước nghèo khó khác? Nếu có, chắc là cực kỳ hoạ hoằn.
Thành ra, có thể nói cái gọi là đạo đức của chúng ta là thứ đạo đức có điều kiện. Và do đó, rất giới hạn.
Để cho rõ, xin thử làm một sự so sánh.
Năm 2002, một thanh niên gốc Việt tại Úc, Nguyễn Tường Vân, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở về Melbourne, lúc quá cảnh ở Singapore, anh bị cảnh sát Singapore bắt vì một số bạch phiến giấu trong người. Theo luật Singapore, anh bị kết án tử hình. Trong vòng gần hai năm, từ lúc án tử hình được tuyên bố đến lúc được thi hành, có cả một cuộc vận động rầm rộ trên khắp nước Úc để yêu cầu chính phủ Singapore ân xá cho anh. Có cả hàng trăm người xuống đường để xin chữ ký của dân chúng. Nhiều luật sư nổi tiếng của Úc đứng ra biện hộ giùm cho anh. Các cơ quan truyền thông Úc, từ báo in đến truyền hình và truyền thanh loan tin liên tục về vụ án. Sức ép của dư luận mạnh đến độ chính phủ Úc, từ liên bang đến tiểu bang, đều lên tiếng can thiệp dù biết trước là sẽ thất bại trước sự cương quyết của chính phủ Singapore. Trước ngày Nguyễn Tường Vân bị treo cổ, hàng trăm người tụ tập ngoài trời, thắp nến cầu nguyện suốt đêm. Đám tang của Vân ở Melbourne có trên 2000 người tham dự.
Xin lưu ý: hầu hết những người bênh vực cho Nguyễn Tường Vân đều là người Úc da trắng.
Một câu hỏi: Tại sao người ta lại làm thế?
Họ quen biết Nguyễn Tường Vân ư? Không. Tuyệt đối không. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều chỉ biết anh qua mấy dòng tiểu sử vắn tắt trên các cơ quan truyền thông: con của một phụ nữ Việt Nam tị nạn, ra đời ở Thái Lan, học đến hết trung học thì đi bán hàng để kiếm sống; cuối cùng, sa vào con đường buôn lậu ma tuý, nghe nói là để có tiền giúp người anh sinh đôi trả nợ (người này có lúc bị ghiền ma tuý).
Họ nghĩ là anh oan ức hay cho việc buôn bán ma tuý là không đáng kể? Dĩ nhiên là không. Ai cũng biết là Nguyễn Tường Vân có tội. Và ai cũng thấy việc buôn bán ma tuý là điều không thể chấp nhận được. Nhiều người còn nói thẳng: họ cảm thấy may mắn vì gần 400 gram bạch phiến mà Nguyễn Tường Vân giấu trong người bị chận bắt ở Singapore; nếu không, mang lọt vào Úc, chừng ấy bạch phiến sẽ gây nên không biết bao nhiêu là tai hại!
Vậy mà họ vẫn xuống đường đòi ân xá cho anh.
Tại sao?
Lý do: Đó là mệnh lệnh của đạo đức!
Họ bênh vực cho anh không phải vì tình cảm cá nhân mà chủ yếu xuất phát từ một nguyên tắc đạo đức: không chấp nhận án tử hình. Họ cho tử hình là dã man. Tử hình người nào cũng là dã man. Tử hình một thanh niên mới ngoài 20 tuổi và mới phạm tội lần đầu lại càng dã man. Họ làm đủ mọi cách, không phải để bênh vực một tội phạm, mà là để bảo vệ quyền sống của một con người, cho dù đó là một tội phạm. Vậy thôi.
So với những hành động được gọi là đạo đức mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam như giúp đỡ người nghèo trong xóm, bênh vực kẻ yếu ngoài đường với hành động của những người Úc tranh đấu cho Nguyễn Tường Vân, chúng ta thấy ngay sự khác nhau căn bản trong quan niệm về đạo đức: Đạo đức, ở Việt Nam, có tính tình thế (gắn liền với một số quan hệ xã hội nhất định như máu mủ, hàng xóm, quen biết, v.v…), ở Úc (hay ở Tây phương nói chung), có tính nguyên tắc; ở Việt Nam, thiên về cảm tính, ở Úc, thiên về lý tính; ở Việt Nam, nó dựa trên tình thương, ở Úc, nó dựa trên ý thức về sự công chính xã hội.
A! Công chính xã hội (social justice).
Tôi nghĩ đó là sự khác biệt căn bản.
Ý niệm đạo đức của người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, nhắm đến việc duy trì trật tự và sự hài hoà trong xã hội. Mà cả trật tự và hài hoà đều được xây dựng trên nền tảng đẳng cấp. Đạo đức là bảo vệ cái đẳng cấp có sẵn ấy. Là vua cho ra vua. Quan cho ra quan. Dân cho ra dân. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Con ra con. Đó là thứ đạo đức mang tính chức năng luận (functional ethics): đạo đức gắn liền với một vai trò nhất định.
Ý niệm đạo đức của người Tây phương (chủ yếu trong thời hiện đại), ngược lại, được xây dựng trên nền tảng của sự công chính (justice); mà công chính lại được xây dựng trên nền tảng của ý niệm về sự công bình (fairness); và sự công bình, đến lượt nó, lại được xây dựng trên ý niệm về nhân quyền (human rights) với trọng tâm là sự bình đẳng (equality), đặc biệt sự bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity). Đó là thứ đạo đức học dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ quát. Người có ý thức về sự công chính xã hội không những chỉ tranh đấu cho bản thân hoặc cho người thân của mình mà còn tranh đấu cho người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ, để họ cũng được đối xử một cách công bình như mình.
Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội.
Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Bài này chỉ là một gợi ý.
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ý kiến (56)
NGUOI VIET Tin chính (2) - Ai đủ điều kiện mua bảo hiểm xe giá rẻ của California? - www.nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment