Monday, August 9, 2010

Dân biểu Mỹ trình dự luật lên án Việt Nam đàn áp giáo dân Cồn Dầu

Một số dân biểu tại quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết 1572, nhằm lên án chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại nước này, đồng thời kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ nên có những biện pháp tích cực để thúc đẩy sự thay đổi nhằm cải thiện đời sống người dân Việt Nam.
Photo: RFA
Dân biểu Frank Wolf, dân biểu Chris Smith và dân biểu Cao Quang Ánh. RFA

Dự luật 1572

Sau đây là những điểm chính trong cuộc nói chuyện giữa Khoa Diễm của đài chúng tôi và dân biểu Chris Smith, tiểu bang New Jersey.
Khoa Diễm:  Thưa ông tại sao ông là một trong những dân biểu ủng hộ cho nghị quyết này?
Chris Smith: Tôi và rất nhiều thành viên tại Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề chính phủ Việt Nam, đặc biệt là các công an địa phương, việc tấn công của họ tại Cồn Dầu, gần Đà Nẵng. Dựa trên những báo cáo mà chúng tôi có được là họ đã bắt gần 100 gia đình, trong cộng đồng Công giáo, phải dọn đi khỏi nơi họ đang sinh sống.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc tồ chức những cuộc thăm Việt Nam để quan sát và tìm hiểu cặn kỹ thêm về vấn đề nhân quyền tại đây.
Tôi muốn nhắc lại chuỵên xảy ra vào tháng 5 vừa qua, giữa đám tang của một cụ bà 83 tuổi, một số đông rất nhiều người giáo xứ đang đưa tang, chính quyền địa phương không những muốn cướp quan tài mà còn bắt ít nhất 62 người và làm bị thương hơn 100 người.
Họ dùng gậy gộc và roi điện để đã thương những người dân này. Những người dân tại Cồn Dầu chỉ muốn ở lại nơi họ đang cư ngụ và được quyền  tự do tín ngưỡng. Đây là một hành động rất đáng lên án của công an và nhà nước Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc tồ chức những cuộc thăm Việt Nam để quan sát và tìm hiểu cặn kỹ thêm về vấn đề nhân quyền tại đây. Chúng tôi cũng kêu gọi bà ngoại trưởng thúc giục Việt Nam chịu trách nhiệm với những lời hứa trước Liên hiệp quốc trong buổi hội thảo về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái, năm 2009.
Việt Nam đã hứa là sẽ cho phép những chuyến thăm đặc biệt
Công an và cảnh sát cơ động ngăn cản đám tang cụ bà Hồ Nhu
Công an và cảnh sát cơ động ngăn cản đám tang cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. RFA File Photo.
để tìm hiểu về việc tra tấn tù nhân và tự do tôn giáo, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để thực hiện những lời hứa này và phải điều tra rõ về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu. Chúng tôi tin, là sự bất công rất lớn đang diễn ra ở đó.
Việt Nam đã hứa là sẽ cho phép những chuyến thăm đặc biệt để tìm hiểu về việc tra tấn tù nhân và tự do tôn giáo, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để thực hiện những lời hứa này

Nhân quyền là trọng tâm của mọi quan hệ

Khoa Diễm: Theo ông, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có bị ảnh hưởng khi Hoa kỳ tiếp tục thúc đẩy tự do nhân quyền tại Việt Nam?
Chris Smith: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nên là mối quan hệ chú trọng và quan tâm đến những người đang bị nhà nước Việt Nam quấy rối, làm phiền, đàn áp, bị bắt một cách vô cớ và đôi khi còn bị đánh chết. Công an đánh người đến chết và còn rất nhiều người đang bị giam cầm, bị tra tấn dã mang.
Chính phủ Việt Nam hay bất cứ chính phủ nào muốn có một mối quan hệ tốt với chính phủ Hoa Kỳ thì vấn đề nhân quyền phải được đặt tại trọng tâm của mối quan hệ này. Nếu không thì dù muốn dù không, Mỹ sẽ trở thành người chấp nhận những hành động như dùng công an để đánh đập, phá rối, ức hiếp người dân.
Một điểm nữa mà tôi muốn nhắc đến là cộng đồng Công giáo, điều này cho thấy là tự do tôn giáo tại Việt Nam cần phải được quan tâm hơn nữa. Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang xuống dốc một cách đáng ngại.
bất cứ chính phủ nào muốn có một mối quan hệ tốt với chính phủ Hoa Kỳ thì vấn đề nhân quyền phải được đặt tại trọng tâm của mối quan hệ này.
Khoa Diễm:  Là một người đại diện cho nhân dân Hoa Kỳ, vậy quyền lợi của người dân Mỹ là gì khi tiếp tục thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam?
 Dân biểu Christ Smith
Dân biểu Christ Smith

Chris Smith: Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng tự do, nhân quyền, tuân thủ luật lệ và nếu nhìn chỗ khác hay ngại ngùng trong việc lên án và chỉ trích những hành động nguy hại nhân quyền này sẽ biến chúng ta thành đồng lõa nếu chúng ta không có những hành động thiết thực để chấm dứt việc này. Trước hết chúng ta nên yêu cầu quốc tế mở một cuộc điều tra về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu.
Khoa Diễm:  Tôi đã có cơ hội đọc qua dự luật của ông, nếu như có một số người nói rằng dự luật này không thiết thực và sẽ không đem lại kết quả thực tế cho người dân Việt Nam thì ông sẽ nói sao?
Chris Smith: Điều đầu tiên mà chúng ta cần làm vẫn là mở một cuộc điều tra. Vào ngày 18 tháng 8 tới đây, dân biểu Cao, dân biểu Wolf và tôi sẽ có cuộc điều trình trước quốc hội nhằm thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc phải điều tra về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu và những sai phạm trong nhân quyền tại Việt Nam.
Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng tự do, nhân quyền, tuân thủ luật lệ và nếu nhìn chỗ khác hay ngại ngùng trong việc lên án và chỉ trích những hành động nguy hại nhân quyền này sẽ biến chúng ta thành đồng lõa nếu chúng ta không có những hành động thiết thực
Thêm vào đó, tôi là người bảo trợ chính cho Bộ luật Nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có những dự liệu quan trọng như từ chối quy chế thuế quan phổ cập ở Việt Nam cho tới khi họ cải cách luật lệ về lao động và nhân quyền.
Chính phủ Obama nên có hai hành động lập tức, một là phaỉ bỏ Việt Nam vào mức 3 trong danh sách các nước cần quan tâm về nạn buôn người. Việt Nam có kỷ lục về nạn buôn người, đặc biệt là buôn người lao động.
Điều thứ hai là Việt Nam nên có tên trong danh sách CPC.
Khoa Diễm: Nếu như dự luật này được thông qua, thì bước kế tiếp của ông sẽ là gì?
Chris Smith: Chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các mạng lưới truyền thông trong vấn đề này. Nạn buôn người ở Việt Nam ngày càng tệ, vấn đề CPC và các biện pháp chế tài cần được áp dụng với Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy những vấn đề này với chính phủ Hoa Kỳ.
Khoa Diễm: Xin cám ơn ông.

Theo dòng thời sự:

 bar.gif (3132 bytes)

Những câu hỏi của một công dân Việt-Nam 

Hoàng Hưng 

Theo thông báo của  ĐCSVN thì từ nay đến cuối năm 2010, Đảng sẽ  đưa ra dự thảo nghị quyết Đại hội 11 để lấy ý kiến đóng góp lần lượt của các cơ quan các cấp và cuối cùng là toàn dân. Dù muốn hay không, tương lai của đất nước và dân tộc trong điều kiện hiện nay và một thời gian nữa (lâu hay mau chưa rõ) vẫn được quyết định chủ yếu ở sự cầm chịch của ĐCS; và Đại hội lần thứ 11 sắp tới có ý nghĩa mấu chốt đối với bước ngoặt lớn của vận mệnh quốc gia: VN hoặc sẽ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào siêu cường phía Bắc, lợi ích dân tộc bị hy sinh trước sức ép của ngoại bang, bị nguy hại vì rập khuôn đường lối độc tài của họ để phát triển không bền vững; hoặc sẽ giữ được độc lập tự cường và phát triển bền vững bằng con đường độc lập, dân chủ hóa, phát huy được sức mạnh của toàn dân, tranh thủ được sự hỗ trợ của thế giới văn minh.
Tôi là một công dân Việt Nam ngoài đảng CS, đã sống và làm việc gần 60 năm dưới sự lãnh đạo của ĐCS, đã bằng lời nói và ngòi bút góp chút phần vào những thành tích cũng như sai lầm của Đảng, cũng đã từng là nạn nhân của sự độc tài thiếu sáng suốt của Đảng. Hôm nay, sắp vào tuổi “xưa nay hiếm”, trong phạm vi những từng trải và hiểu biết của riêng mình, cố gắng giữ một cái nhìn công bằng, không thiên kiến, tôi muốn chân thành đối thoại với Đảng về những quyết định của Đảng, những quyết định sẽ chi phối cuộc sống của bản thân tôi, con cháu tôi cũng như tất cả đồng bào tôi. Nhưng trước tiên, để tôi hiểu thật đúng, thật rõ về ĐCSVN của ngày hôm nay, tôi đề nghị những người Cộng sản, bao gồm các nhà lãnh đạo, các nhà lý luận, cho đến đảng viên các cấp: hãy nghiêm túc, thẳng thắn, thật thà trả lời một số câu hỏi sau đây của tôi. Nếu câu trả lời của các vị khách quan, thuyết phục, tối thiểu là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam, không né tránh sự thật, tôi xin nguyện sẽ là một trong những người kiên quyết ủng hộ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, chống lại mọi âm mưu xâm hại sự độc quyền ấy, để giữ vững sự ổn định và tiến lên của đất nước.
Tôi xin chia các câu hỏi thành từng cụm vấn đề:

I/ Về  con đường phát triển của  đất nước:

 
1- Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng đề ra có gì khác với mục tiêu phấn đấu của các thể chế hiện hành ở Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Bắc Âu?
2- “Kinh tế thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa”  có gì khác với mô hình kinh tế của những nước theo đường lối dân chủ xã hội (social democracy), thị trường xã hội (social market) như  Đức, Bắc Âu, nhà nước phúc lợi (welfare state) như Anh…?
3- Ý nghĩa, nội hàm của cụm từ “định hướng xã hội CN”  là gì?
- Là phân phối công bằng sản phẩm xã hội, bênh vực kẻ yếu, người kém may mắn?
- Là tiến tới xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất?
- Là tiến tới xóa bỏ bóc lột giá trị thặng dư?
- Là sự thống trị của bộ phận kinh tế sở hữu nhà nước trong đó có sự độc quyền về những ngành then chốt?
- Là độc quyền lãnh đạo của ĐCS?
4- Nền độc lập dân tộc đang và sẽ bị đe doạ chủ  yếu từ phương Bắc hay phương Tây?
5- Giữa âm mưu  “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của ĐCS với âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm thôn tính nước VN, cái nào nguy hiểm cho dân tộc hơn?

II/ Về  bản chất của Đảng Cộng sản VN:

 
1- Có bao nhiêu  đảng viên CS hoặc vợ/chồng, con cái của họ là  chủ cơ sở kinh tế tư nhân sử  dụng người làm thuê?
2- Có bao nhiêu  đảng viên có tài sản trị giá từ 5 tỷ  đồng trở lên, có thu nhập bình quân trong gia đình từ 50 triệu đồng/năm trở lên, có từ  1 người con du học ở các nước tư bản? Trong số ấy có bao nhiêu là quan chức của Đảng và Nhà nước?
3- Có bao nhiêu  đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất?
4- Có bao nhiêu  đảng viên cho rằng học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa CS cho phép tích lũy tư hữu tư liệu sản xuất thay vì xóa bỏ nó?
5- Có bao nhiêu  đảng viên thực lòng tin rằng mình vào đảng là  để phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản thành công trên đất nước này?

III/ Về  sự độc quyền lãnh đạo của  ĐCS:

 
1- Độc quyền lãnh đạo của ĐCS có đồng nghĩa cả nước chỉ  có 1 chính đảng duy nhất?
2- Độc quyền lãnh đạo có đồng nghĩa 90% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, 90% đại biểu Quốc hội phải là đảng viên CS?
3- Có đồng nghĩa mọi cấp mọi ngành phải có 1 cơ quan của  Đảng song song với bộ máy chính quyền?
4- Có đồng nghĩa việc lớn việc nhỏ trong ba quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) đều do các cấp ủy quyết định sẵn, cơ quan dân cử chỉ có việc biểu quyết thông qua và chính quyền chỉ làm nhiệm vụ chấp hành, cơ quan tư pháp chỉ làm công việc hợp thức hóa?
5- Tại sao lại thay khẩu hiệu “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân…” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra thành “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”?
6- Tại sao lại tránh trớ  việc “luật hóa” sự lãnh đạo của  ĐCS, một việc rất cần thiết để tránh nguy cơ  người thay mặt Đảng lạm quyền, đứng trên pháp luật, dẫm chân vào sự điều hành của chính quyền?

V/ Về  lòng tin của nhân dân đối với  đảng:

 
Đảng có dám làm một cuộc thăm dò rộng rãi dư luận nhân dân (nếu không là trưng cầu dân ý) một cách vô tư trung thực (không dùng mánh lới kiểm soát, khống chế) với những câu hỏi như sau:
1/ Có tán thành để  ĐCS tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước?
2/ Đảng độc quyền lãnh đạo nhưng nên đổi tên, thay từ Cộng sản bằng từ khác?
3/ Độc quyền lãnh đạo nhưng phải thay đổi tận căn bản cơ chế, phương pháp lãnh đạo, trước hết là thực hành dân chủ ngay trong nội bộ Đảng và thực sự tuân thủ nền pháp trị?
4/ Nên có 2 Đảng với chiến lược khác nhau (tuy vẫn chung mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”) thay nhau lãnh đạo theo sự lựa chọn định kỳ của nhân dân thông qua bầu cử?
5/ Nên có thêm vài  đảng khác cùng với Đảng CS tham gia quản lý đất nước?

VI/ Về  lòng tin của Đảng đối với nhân dân:

 
1/ Đảng có cho rằng trình độ dân trí, đặc biệt là giác ngộ  chính trị, của nhân dân VN hiện nay thấp hơn nhân dân các nước Thái Lan, Indonesia, Philippin, Campuchia…?
2/ Đảng có cho rằng nhân dân dễ tin theo những luận điệu xuyên tạc, nói xấu đảng của các thế lực thù địch với đất nước?
3/ Đảng có tin rằng trong thời đại ngày nay, có thể dùng hệ  thống tuyên truyền một chiều để làm cho dân tin vào những điều sai sự thật, ngược lại có thể ngăn chặn những thông tin nói lên sự thật nhưng không có lợi cho người cầm quyền?
4/ Đảng có tin rằng nếu công khai cho dân biết những công việc của đảng có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chung của nước của dân, như những tranh luận trong Đảng về đường lối phát triển đất nước, về nhân sự sẽ lãnh đạo bộ máy nhà nước; ngân quỹ của Đảng, tài sản của đảng viên cao và trung cấp, hoạt động kinh tài của Đảng, thì dân sẽ càng tin tưởng và yêu quý Đảng?
5/ Có thể thực sự thi hành tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng (không cần sự kiểm soát gắt gao của hệ thống phối hợp đảng-hành chính-công an) mà không sợ mất quyền lãnh đạo, ngược lại càng tăng uy tín của Đảng, vì Đảng tự tin mình luôn là chính nghĩa, và đại đa số nhân dân luôn tin tưởng vào Đảng và trung thành với Đảng?
Trên đây là những câu hỏi của một công dân trung bình, không đi vào lý  luận về chính trị, triết học, nhưng rất thiết thực, cụ thể để hiểu thực chất của một chính đảng mà mình phải gửi gắm sinh mệnh, tương lai của bản thân và con cháu vào tay. Mong sớm được phúc đáp.  

    No comments:

    Post a Comment