Mong quý vị và các bạn bỏ thì giờ đọc một bài viết của cô bé VN mới 17 tuổi .
Blogger Joyce Anne Nguyễn năm 16 tuổi. (Hình: Joyce Anne Nguyễn Facebook)Lời giới thiệu của giáo sư Hoàng Cơ Định về tác giả bài viết rất hay, rất súc tích và chắc chắn tạo xúc động mạnh ở độc giả, ít nhất là nơi tôi:
Blogger Joyce Anne Nguyen là một thiếu nữ Việt Nam, nguyên là học sinh trường Trung Học Phổ Thông Lê Hồng Phong tại Sài gòn. Cô rời Việt nam theo gia đình ra ngoại quốc được gần 1 năm và chỉ trong một thời gian ngắn cô đã rất am tường đời sống xã hội và chính trị tại các quốc gia dân chủ Tây phương.
Viết về mình, Joyce Anne Nguyen nhận định như sau:
Someone. No one at all. Or merely a speck of dust in a dessert, a drop of water in ocean, a common person in this chaotic world. An absent-minded student who often forgets homework and hardly raises her hand in class. A resident who wants to stand for her rights and protests against injustice. A human who speaks out, struggles for the better, for justice, for the truth with a righteous mind, even if she has to cope with hatred and isolation." (Tôi chỉ là 1 hạt cát trong sa mạc, một giọt nước giữa đại dương, một người dân thường trong thế giới điên đảo này.
Trong lớp tôi là một học sinh lơ đãng, ít khi giơ tay xin phát biểu, nhưng tôi là một người dân sẵn sàng bảo vệ quyền của mình và chống lại mọi bất công, một con người sẵn sàng lên tiếng, tranh đấu để bảo vệ công lý, sự thật và lẽ phải dầu rằng tôi có thể bị thù ghét hay cô lập.)
Joyce Anne Nguyen ngưỡng mộ các tư tưởng hay của danh nhân, lời phát biểu được cô nhắc tới đầu tiên là của Haruki Murakami: I don't have the slightest regret. If I could live my life over again, I would probably do exactly the same thing." (Haruki Murakami) Và "hạt cát trong sa mạc J.A.N" cũng không ngần ngại lập ngôn ... chẳng thua ai, có hai phát biểu nói lên con người của J.A.N hơn cả là:
Between black and white there're 256 intensities of gray. (Joyce Anne Nguyen)
Keep moving forward don't give up. There's always someone beside you, or at least if everyone else turns back on you, you still have your shadow. (Joyce Anne Nguyen)
Và sau đây, xin mời quý bạn đọc bài viết nhan đề: " TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM " để rõ thêm về tâm trạng của thanh niên trong nước, và các bạn trẻ để nghiệm ra những gì đồng ý hay không đồng ý với tác giả.
Nguyễn Joyce Anne
TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN
Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên 1 sự thay đổi về quan điểm của người đọc, không hy vọng lớp trẻ VN đang sống tại VN có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội VN, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc 2 quan điểm.
Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.
Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN. Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước.
Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm.
Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào. Tôi đã nghĩ…
Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh. Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài.
Tôi chỉ nhìn vào những gì đang diễn ra. Và nói về những gì đang diễn ra.
Tôi đã được học về sự ưu việt và tốt đẹp của chế độ cộng sản, về những lý tưởng cao cả của người cộng sản cùng với chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe giáo viên phân tích về sự rệu rã của chế độ tư bản đang giãy chết bên bờ vực thẳm, bên ngoài giàu có đẹp đẽ nhưng bên trong đang chết dần chết mòn.
Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ?
Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ? Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 34 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?
Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.
Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra xã hội VN không hề đi theo chủ nghĩa ấy. Theo chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. ****
Xã hội VN hay TQ có thể tiếp tục tồn tại vì họ từ lâu đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội ban đầu - cái xã hội lý tưởng không giai cấp, và đi theo nền kinh tế tư bản. Rất nhiều người đã nói với tôi về công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và đất nước ta đang đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thế nhưng họ đã bênh vực mù quáng mà không nhìn lại 1 chút để nhận ra sự tương phản 180 độ giữa mô hình chủ nghĩa xã hội và những gì nhà nước đang thực hiện. Kêu gọi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khuyến khích mọi người làm giàu, ấy là tư bản. Đó là lý do TQ, VN có thể tồn tại.
Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.
Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN. Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ. Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước. Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi. Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.” Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”
Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi. Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường. Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ. 1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.
Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ. Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.
Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1 nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò.
Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.” Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực. Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này. Ta tin để tiếp tục sống. Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật. Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin. Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.
Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí. Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng. Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.
Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh. Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành. Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại. Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, nhà nước TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm. Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước. Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN). Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN.
Nhà nước VN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị. Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.
Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau. Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng.
Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ. Trong giờ học, khi các học sinh lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến. Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.” Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nước. Họ không cho phép người dân được quan tâm.
Tôi đã sống trong lòng chế độ này. Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu. Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh. Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.
Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ. Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già… đều được nhà nước cấp tiền nuôi. Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con. Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần. Tôi đã từng cười việc họ thổi phồng, viết báo và phỏng vấn con gái 1 người đàn ông bị tù 3 ngày trong Thế chiến thứ 2, nhưng rút cuộc nó chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: họ tôn trọng dân họ, từng cá nhân trong đất nước họ, và số lượng người chết quá ít.
Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái.
Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ.
Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học. v.v… Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công công trình. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Vướng vào cột điện và ngắt điện quá trễ… Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.
Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ? 1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ? 1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ? 1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ? 1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ? 1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ?
1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ? 1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước?
(Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).
Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 34 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên TG? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về.
Đó không phải là không yêu nước.
Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về. Tôi không về được và cũng không muốn về. Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ?
Ông thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình…
Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái.
Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ? Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ? Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ? Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?
Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng. Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu. Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ. Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).
- Vì tự do. - Vì quyền sống. - Vì tương lai.
Họ đã đứng lên. Nổi dậy. Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ với quan niệm đánh đồng yêu quê hương Tổ quốc và yêu nhà nước và suy nghĩ an ủi xã hội đang dần dần phát triển ? (Ồ vâng, xã hội đang tiến bộ, đứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có). Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ? Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Lama chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?) với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ? (Đài Loan, Singapore… có phải nước nhỏ không ? Tại sao những nước này không sợ TQ ?)
Nhà nước này và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ?
Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ?
Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Tôi buộc phải tin. Tôi muốn tin. Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi. Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau. Tôi so sánh. Tôi phân tích. Tôi đặt câu hỏi. Tôi nhìn vào thực tế. Tôi xem xét vấn đề. Tôi kết luận.
1 tờ brochure giới thiệu về buổi triển lãm tội ác cộng sản tại Tiệp Khắc.
“Museum of communism Dream Reality Nightmare.”
Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ? Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn nhà nước không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng ban lãnh đạo đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ?
Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.
Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN. Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước.
Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm.
Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào. Tôi đã nghĩ…
Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh. Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài.
Tôi chỉ nhìn vào những gì đang diễn ra. Và nói về những gì đang diễn ra.
Tôi đã được học về sự ưu việt và tốt đẹp của chế độ cộng sản, về những lý tưởng cao cả của người cộng sản cùng với chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe giáo viên phân tích về sự rệu rã của chế độ tư bản đang giãy chết bên bờ vực thẳm, bên ngoài giàu có đẹp đẽ nhưng bên trong đang chết dần chết mòn.
Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ?
Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ? Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 34 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?
Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.
Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra xã hội VN không hề đi theo chủ nghĩa ấy. Theo chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. ****
Xã hội VN hay TQ có thể tiếp tục tồn tại vì họ từ lâu đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội ban đầu - cái xã hội lý tưởng không giai cấp, và đi theo nền kinh tế tư bản. Rất nhiều người đã nói với tôi về công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và đất nước ta đang đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thế nhưng họ đã bênh vực mù quáng mà không nhìn lại 1 chút để nhận ra sự tương phản 180 độ giữa mô hình chủ nghĩa xã hội và những gì nhà nước đang thực hiện. Kêu gọi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khuyến khích mọi người làm giàu, ấy là tư bản. Đó là lý do TQ, VN có thể tồn tại.
Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.
Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN. Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ. Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước. Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi. Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.” Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”
Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi. Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường. Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ. 1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.
Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ. Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.
Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1 nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò.
Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.” Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực. Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này. Ta tin để tiếp tục sống. Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật. Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin. Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.
Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí. Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng. Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.
Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh. Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành. Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại. Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, nhà nước TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm. Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước. Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN). Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN.
Nhà nước VN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị. Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.
Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau. Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng.
Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ. Trong giờ học, khi các học sinh lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến. Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.” Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nước. Họ không cho phép người dân được quan tâm.
Tôi đã sống trong lòng chế độ này. Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu. Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh. Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.
Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ. Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già… đều được nhà nước cấp tiền nuôi. Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con. Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần. Tôi đã từng cười việc họ thổi phồng, viết báo và phỏng vấn con gái 1 người đàn ông bị tù 3 ngày trong Thế chiến thứ 2, nhưng rút cuộc nó chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: họ tôn trọng dân họ, từng cá nhân trong đất nước họ, và số lượng người chết quá ít.
Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái.
Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ.
Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học. v.v… Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công công trình. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Vướng vào cột điện và ngắt điện quá trễ… Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.
Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ? 1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ? 1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ? 1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ? 1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ? 1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ?
1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ? 1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước?
(Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).
Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 34 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên TG? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về.
Đó không phải là không yêu nước.
Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về. Tôi không về được và cũng không muốn về. Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ?
Ông thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình…
Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái.
Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ? Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ? Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ? Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?
Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng. Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu. Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ. Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).
- Vì tự do. - Vì quyền sống. - Vì tương lai.
Họ đã đứng lên. Nổi dậy. Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ với quan niệm đánh đồng yêu quê hương Tổ quốc và yêu nhà nước và suy nghĩ an ủi xã hội đang dần dần phát triển ? (Ồ vâng, xã hội đang tiến bộ, đứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có). Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ? Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Lama chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?) với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ? (Đài Loan, Singapore… có phải nước nhỏ không ? Tại sao những nước này không sợ TQ ?)
Nhà nước này và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ?
Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ?
Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Tôi buộc phải tin. Tôi muốn tin. Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi. Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau. Tôi so sánh. Tôi phân tích. Tôi đặt câu hỏi. Tôi nhìn vào thực tế. Tôi xem xét vấn đề. Tôi kết luận.
1 tờ brochure giới thiệu về buổi triển lãm tội ác cộng sản tại Tiệp Khắc.
“Museum of communism Dream Reality Nightmare.”
Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ? Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn nhà nước không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng ban lãnh đạo đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ?
Joyce Anne Nguyen
Hoàn thành ngày 17/11/2009 tại Warsaw, Ba Lan.
BÀI VIẾT KO CÓ TỰA
Joyce Anne Nguyen
Wednesday, March 3, 2010 at 2:42am
Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi ko nên tiếp tục viết.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
2/3/2010
Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi ko bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi ko đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi ko phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng ko có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng ko có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng ko có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng ko thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN ko cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, ko đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi ko viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng ko viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước ko may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ "nhạy cảm" để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng ko có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu ko có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN ko phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN ko phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi ko thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? "Don't wait for leaders; do it alone, person to person."- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ ko bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên ko có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi "Vì sao con khóc?" và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu "No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path."
"It's a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house."- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi ko đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ ko giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende "How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don't have a voice to speak?" Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh ko phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách ko đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng ko đem lại ích lợi, tại sao bạn ko hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn ko có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn ko quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang ko đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ ko bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh ko cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN ko phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy "lô cốt", kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái ko được phép cãi lời và "hàng xóm" ko cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân ko biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi ko có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc ko tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi ko nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là ko thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta ko dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta ko dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều ko muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi ko dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi ko ở lại. Nhưng cách đây ko lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: "Do something for your country: LEAVE." May mắn được đi, tôi có những quyền tôi ko thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh ko thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn ko còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à ko nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo ko bao giờ bị bắt lỗi, ko bao giờ bị phê bình, ko bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết "Ai ko muốn được tự do?", tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ ko được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ ko thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói "A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad." Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, ko có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm ko dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, ko có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại ko dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: "He who wants the world to remain as it is doesn't want it to remain at all."
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi ko phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
2/3/2010
No comments:
Post a Comment