Monday, August 16, 2010

Cái đáng buồn là có lúc con người nghe được, thấy được, đọc được mà phải ngậm miệng làm thinh. Trong một cái tập thể mà nhiều người làm sai, những người công chính nhìn thấy, không muốn hòa mình vào cái sai trái ấy, lại không được lên tiếng nói, có phải là đau đớn hơn không? Cái câm lặng này làm cho con người đau khổ ngàn lần hơn cái câm thể lý.

KHÔNG AI MUỐN CÂM



                      
Chuyện vui thời nước Đức còn chia đôi kể rằng có một chú chó ở Đông Đức tìm đường trốn sang Tây Đức là phần đất tự do. Khi chú chó sang đến Tây Đức, đồng loại của nó xúm quanh hỏi lý do sao nó trốn qua Tây Đức.
Các câu phỏng vấn đại loại: “Có phải bên Đông Đức không có gì ăn?” Nó trả lời:“Đói thì có đói nhưng cũng được ăn đại khái hàng ngày” “Hay là bên đó không có bệnh viện?” “Bệnh viện dù không ra gì nhưng cũng có”. “Vậy tại sao bạn trốn sang đây?” Câu trả lời nghe bất ngờ và chua chát: Lý do chính là vì bên ấy tôi bị cấm sủa!”
Con chó sẽ đau khổ vô cùng khi thấy trộm mà không được sủa, khi thấy chuột mà không được kêu lên. Còn con người thì đau khổ khi không được nói. Người ta bảo rằng người câm thường hay bị điếc. Lý do là vì khi họ nghe được mà không nói lại được thì dễ sinh tâm bệnh. Những con người bình thường cũng vậy thôi. Khi không được lên tiếng nói người ta có cảm giác mình chỉ là hình nộm giữa cuộc đời.
Nhưng cái đáng buồn là có lúc con người nghe được, thấy được, đọc được mà phải ngậm miệng làm thinh. Trong một cái tập thể mà nhiều người làm sai, những người công chính nhìn thấy, không muốn hòa mình vào cái sai trái ấy, lại không được lên tiếng nói, có phải là đau đớn hơn không? Cái câm lặng này làm cho con người đau khổ ngàn lần hơn cái câm thể lý.
Đấng Tạo Hóa ban cho con người rất nhiều những đặc ân để làm cho họ nổi bật và cao quý hơn các tạo vật khác, và tổng hợp các đặc ân làm thành nhân vị. Trong nhân vị ấy, tự do và ngôn ngữ là đặc biệt cao quý, và hai giá trị này có mối liên hệ thân thiết. Có ngôn ngữ thì cần phải được tự do nói. Có tự do thì cần phải lên tiếng để ca ngợi đất trời mênh mông.
 Trong một lần đi công tác mùa hè thời sinh viên, lớp tôi vào một khu rừng ở Bến cát, Bình Dương. Sau nửa ngày dọn đường đi, chúng tôi leo lên được những cành cây lớn và chặt những giò phong lan đem về thành phố. Về trường, chúng tôi treo những nhánh lan ấy lên trên lối đi cạnh phòng học. Chúng tôi chăm sóc và đợi chờ ngày lan nở hoa. Nhưng chờ mãi cả học kỳ chẳng thấy hoa đâu. Bỗng một hôm có một giảng viên khoa Sinh đến nhìn những giò lan một hồi và nói với chúng tôi: “Những cây này đâu có phải phong lan. Đây là dương xỉ mà”.
Nếu thầy giáo ấy thấy “vườn lan” mà không nói sự thật thì có làm cho chủ vườn vui hơn không? Có thể. Nhưng “câm” để gieo một niềm hy vọng phi lý cho người ta phải mất công đợi chờ thì quả là không nhân đạo. Lên tiếng nói thì làm cho người ta nhức nhối chốc lát, nhưng lại giúp kiến tạo cuộc đời.
Sắp kỷ niệm hai năm ngày biến động Tòa Khâm Sứ, Thái Hà. Những người thấp cổ bé họng cũng chưa nhận được gì. Công lý vẫn còn bàng bạc đâu đó thôi. Và những tiếng gào thét chống công lý vẫn còn vọng lại dưới nhiều hình thức. Nhưng những tâm hồn thiện chí thì được an ủi rất nhiều vì biết rằng công lý vẫn hiện diện, chỉ cần những con người tìm kiếm.
Mới đây lại có người kêu gào hãy “giã từ vũ khí”. Dường như người ta chưa đọc tác phẩm này của Hemingway mà đã vội dùng tên sách để hô hào. Vũ khí trong tác phẩm ấy là chiến tranh, là tham vọng và cuồng nộ; còn khi dân nghèo đứng lên hỏi “công lý đâu” thì vũ khí của họ chỉ là nước mắt, là ngọn nến và lời cầu nguyện. Làm sao có thể đồng hóa hai khái niệm ấy để bắt người nghèo giã từ những giá trị làm nên cuộc sống này?
Người ta có thể câm đi để cuộc sống bình lặng, để gió khỏi lùa vào miệng họ. Nhưng ít nhất có ba loại người không được im tiếng: người có trách nhiệm trên dân nghèo, người có mắt nhìn thấy rõ, và người có điều kiện để nói!
Ước chi tiếng nói là quà tặng của Đấng Tạo Hóa được sử dụng đúng mục đích là ca ngợi Ngài và làm thăng tiến nhân vị. Ước chi Lời Thánh Vịnh 39 mãi vang lên và được thực hiện: “Tôi đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực tôi đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.”

Gioan Lê Quang Vinh
Sàigòn những ngày nhớ 2 năm Tòa Khâm Sứ và Thái Hà
(Mời ghé thăm  www.giaoducconggiao.net )
Tác giả:  Gioan Lê Quang Vinh

=> Hãy cứu ngay hai cháu Hằng và Thúy ------- Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết !

******************************************

Một xã hội không tự hiểu mình, một xã hội nói dối

Lê Bảo
image Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân không tự hiểu mình,vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn từ sự bắt đầu của sự không chuẩn xác ngôn từ, vì ngôn từ đã làm nên văn minh này,vì nó có thể lưu truyền lại được nhiều kinh nghiệm của đời trước cho đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng đúng như nó có, khiến cho sự lưa chọn của con ngưới càng khách quan hơn, có hiệu quả tích cưc trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất của trong các lãnh vực thượng tầng kiến trúc của các nước xã hội chủ  nghĩa. Vì công dân nước này dùng ngôn từ để che đậy chứ không phải để giao tiếp, hay giao tiếp bằng cách che đậy, "nói vậy chứ không phải vậy".
Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở các cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước, làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ "gỗ", nói cả buổi mà người nghe không nhận được một chút thông tin mới nào.

Các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của Chính phủ, của Quốc hội, tất cả đều dùng những từ rất mơ hồ, ít cá nhân, ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền các cấp từ cao nhất đến thấp nhất đều biết rằng càng sử dụng cách nói mơ hồ thì càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Dù vẫn biết là nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không được ai tin nhưng vẫn cứ nói . Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về bình đẳng và công bằng, về nhân dân làm chủ đất nước và người cầm quyền là nô bộc của nhân dân; rồi nói về cần kiệm liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Nói dối lem lẻm, nói dối cách lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai họa nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình, người nói như nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt ở đấy nhưng cũng chỉ nghe như nghe những tiếng vang lại từ cái trống không.
Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, làm người chẳng lẽ không nói ! ! !
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả, người cầm quyền biết là nhân dân đang bất bình và không tin, nhân dân thì biết người cầm quyền luôn luôn nói dối mà không từ bất cứ một câu nào, trường hợp nào; nói dối thành thần, nói dối như thở, nói dối mà không biết mình đang nói dối, và cuối cùng cứ tưởng là mình đang nói thật một cách hùng hồn. Không cần chứng minh gì hết, cứ nhìn vào thực tiễn thì biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân thì chả nên hỏi lại ! ! !  ? Mình cứ làm theo ý mình và mình sẽ … cũng nói dối, nói che đậy nếu được (bị) nhà cầm quyền hỏi tới.
Một xã hội tuyệt vời, anh nói dối, người ta cũng hiểu, anh không nói, người ta cũng hiểu. Người nói hiểu người nghe. Người nghe hiểu người nói. Không cần qua ngôn từ thật. Tuyệt vời thay.
LB


=> Hãy cứu ngay hai cháu Hằng và Thúy ------- Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết !


Thứ Năm, 19 tháng 8 2010 Nguyễn Văn  (Sacramento, CA)
Cách đây hơn 30 năm Liên bang Nga và đảng cộng sản sụp đổ, lúc này có một số người Nga gốc Do Thái được đến Mỹ tị nạn. Đài CNN phỏng vấn: Bạn cho biết cảm tưởng về đời sống mới và những ước muốn trong tương lai ? một người Nga gốc Do Thái ngập ngừng trả lời: ước muốn của tôi là tập cho mình biết nói thật, khi còn ở Nga tôi phải nói dối để được sống còn.

Đừng nghe những gì họ nói

VOA Blog:  Nguyễn Hưng Quốc

Nhan đề bài viết này nghe hao hao như một câu nói quen thuộc lắm ở miền Nam trước 1975 và cả ở hải ngoại sau này nữa, phải không?

Vâng, đúng vậy. Có điều, tôi không trích nguyên văn vì thấy sao nó sáo quá. Ai cũng nói thế. Năm này qua năm khác, suốt mấy chục năm trời. Nên sợ nhàm. Có điều, sợ nhàm, nhưng tôi lại không thể không nhắc lại vì không thể tìm ra cách nói nào chính xác hơn. Và mạnh hơn.

Những người tị nạn ở hải ngoại và vô số người dân trong nước có thể nêu lên hàng trăm, thậm chí, hàng ngàn ví dụ lớn để chứng minh tại sao chúng ta chỉ nên nhìn vào hành động thay vì lời nói của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. Đã có nhiều người làm như thế. Tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền trong nước lại muốn cả vú lấp miệng em: “Đó chỉ là luận điệu vu khống của những phần tử chống cộng!”

May quá, chỉ trong tuần qua, ở trong nước, có hai người rưỡi, trong đó có hai người rất nổi tiếng trong giới văn học – một người nổi tiếng về tài hoa và một người nổi tiếng về dòng dõi và khoa bảng - cùng lên tiếng về khoảng cách vời vợi giữa lời nói và việc làm của nhà cầm quyền Việt Nam. Hai người đó là nhà văn Nguyễn Quang Lập với bài “Khi luật rừng tấn công luật pháp” và tiến sĩ Phan Hồng Giang (con trai thứ nhà phê bình Hoài Thanh) với bài “Nói và làm”.

Cả hai người đều tập trung vào một chủ đề: khoảng cách giữa hứa hẹn và hiện thực.

Nguyễn Quang Lập giới hạn đề tài trong nạn phá rừng. Ông nhắc lại: Cách đây ba mươi năm, đảng và chính phủ đã từng tuyên bố hùng hồn là “cần phải chận đứng…”, “cần phải xử lý nghiêm minh…” và “cần phải nghiêm trị…” nạn phá rừng và bọn lâm tặc. Những lời tuyên bố ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần trên các diễn đàn và trên báo chí. Ba mươi năm trôi qua, lâm tặc không những không giám bớt mà còn càng ngày càng lộng hành. Lộng hành đến độ chúng uy hiếp cả kiểm lâm. Mà không những chỉ uy hiếp suông, chúng còn tấn công, thậm chí, bắt bớ cả kiểm lâm. Khi công an địa phương đến giải cứu, chúng còn bắt kiểm lâm quỳ xuống lạy chúng thì chúng mới tha!

Thực tình, đọc xong, tôi vẫn không hiểu tại sao công an đến giải cứu mà bọn lâm tặc vẫn ngang nhiên bắt kiểm lâm quỳ lạy như thế. Vậy, công an ở đâu và làm gì? Chẳng lẽ họ lại đứng trương mắt ra ngó?

Nguyễn Quang Lập không giải thích. Ông chỉ cho đó là sự lên ngôi của luật rừng.

Đó không phải là những chuyện hiếm hoi. Nguyễn Quang Lập trích con số thống kê từ Cục kiểm lâm: “tính đến tháng 7 năm nay đã có 15000 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 577 vụ chiếm 3% số vụ vi phạm, 97% còn lại vẫn nằm ngoài tầm tay với của pháp luật, đấy là chưa tính đến kết quả xử lý 577 vụ kia như thế nào.”

Câu trích dẫn khá mơ hồ. “Tính đến tháng 7 năm nay…” Nhưng bắt đầu từ bao giờ? Mười lăm ngàn vụ vi phạm lâm luật xảy ra trong một năm? Mười năm? Hay ba mươi năm? Duy có một điều rất rõ và cần được chú ý: Chỉ có 3% số vụ vi phạm ấy được xử lý. Một tỉ lệ không thể không làm người ta ngạc nhiên và nghi ngờ tính hiệu quả của ngành an ninh Việt Nam trong lãnh vực lâm nghiệp.

Đó là lý do tại sao Nguyễn Quang Lập lại nhận xét: “Cũng 30 năm trước, vào thập kỉ 80 thế kỉ trước, giải thích cho việc lâm tặc ngang nhiên tấn công kiểm lâm, buộc kiểm lâm phải nhường đường nhường rừng cho chúng, cục trưởng cục phó Cục kiểm lâm đã than thở lực lượng kiểm lâm mỏng quá, đời sống anh em quá khó khăn. Thì bây giờ ta lại nghe cục phó cục trưởng Cục than thở đúng y xì như vậy, rằng lực lượng kiểm lâm mỏng quá, đời sống anh em quá khó khăn. Một thực trạng không quá khó để giải quyết lại tồn đọng 30 năm, thật đáng sợ. Đáng sợ hơn là trong cái lực lượng quá mỏng ấy lại có một bộ phận không nhỏ đang giàu có cự vạn, chẳng hiểu nhờ lộc rừng hay lộc của lâm tặc.”

Chúng ta nên giải thích hiện tượng ấy ra sao?

Trong bài “Nói và làm”, Phan Hồng Giang liệt kê theo kiểu “nhớ gì nói nấy” một số lãnh vực ở đó người ta thấy rõ “độ vênh đến dễ sợ” giữa lời nói và việc làm của đảng và nhà nước.

Xin trích nguyên văn mấy đoạn chính trong bài viết của ông:

Không ngày nào chúng ta không nghe nói đến quyết tâm bài trừ nạn tham nhũng. Nhưng lạ thay, tham nhũng như một quái vật có phép màu, cứ phổng phao, đâm thêm nhành ngọn, vụ sau to hơn vụ trước, cấp sai phạm không dừng lại ở cỡ quan chức thường thường bậc trung. Và bây giờ người ta có thể không ngần ngại mà gán cho nó hai chữ "quốc nạn".

Đi ra đường phố, thấy cảnh ô tô, xe máy, xe lam, xe đạp, xích lô, xe thồ ngược xuôi, lạng lách, rẽ ngang rẽ trái không theo một luật lệ nào, rồi thì chợ cóc, chợ xanh, chợ hoa dưới lòng đường, hàng hóa bày ra choán hết vỉa hè…, chúng ta hoang mang tự hỏi Nghị định về lập lại trật tự giao thông dân quên rồi sao? Mật độ dày đặc đứng đường (có lẽ là cao nhất thế giới) của cảnh sát giao thông cũng không làm giảm bớt bao nhiêu những ách tắc. Rồi cái nạn đua xe của mấy cô mấy cậu rửng mỡ, con nhà giàu, con ông cháu cha gây nhức nhối bao năm, sau rất nhiều lời hứa hẹn "kiên quyết chấm dứt" vẫn diễn ra như trêu ngươi; các thứ thư tay, điện thoại riêng "đề nghị chiếu cố, nương nhẹ" vẫn tồn tại sau mỗi lần Công an bắt giữ người, xe…

"Chính quyền của ta là của dân, do dân, vì dân", - câu nói đẹp nức lòng người dân mau chóng bị sao nhãng khi người dân đến cửa quan gặp phải những bộ mặt lạnh tanh, những câu trả lời nhát gừng và những kiểu đùn đẩy hồ sơ hết phòng, ban nọ sang phòng ban kia, những kiểu hẹn lần lữa không có hồi kết thúc như thử thách lòng kiên nhẫn của người dân. Kết quả là đơn thư khiếu nại chất thành đống, năm này qua năm khác, và cảnh ăn chực nằm chờ để khiếu kiện vượt cấp là tất yếu….

"Lương y như từ mẫu", câu khẩu hiệu gặp ở mọi bệnh viện, trên thực tế liệu đã làm yên lòng bệnh nhân chưa? Chắc chắn là chưa. Thế nên hầu hết người bệnh khi chẳng may phải lên bàn mổ, hay gặp bệnh hiểm nghèo, đều phải cố lần những đồng tiền còm cõi cuối cùng, kín đáo bỏ vào phong bì, rồi tìm kiếm cơ hội tiếp cận vị "lương y như từ mẫu" kia để mà nài nỉ, khẩn khoản họ nhận cho "tấm lòng thành" với mặc cảm của người có lỗi. Thật đáng thương thay! Rồi những tin bệnh nhân này, sản phụ nọ mất mạng vì sự thờ ơ, tắc trách của một số vị y, bác sĩ đâu còn là chuyện lạ…

"Cải cách giáo dục", "Nâng cao chất lượng dạy và học", "Giáo dục là quốc sách"… Những lời lẽ này được lặp lại ngày này qua ngày khác, nhưng những phiền muộn do giáo dục mang lại cũng không giảm. Nào là "quá tải phải giảm tải", "học thêm, dạy thêm", nào là sách giáo khoa viết sai in sai, đề thi ra nhầm lẫn, lộ đề trước khi thi, nào là các "lò luyện thi" thương mại hóa một cách lộ liễu đến trơ tráo, nào là bằng giả chứng chỉ giả, và nguy hiểm nhất là bằng thật nhưng học giả, học quấy quá, học chiếu lệ, vừa bận rộn công tác quản lý mà vài năm vẫn kiếm được vài cái bằng thật để rồi tiếp tục leo cao trên nấc thang danh vọng…


[…]
Có thể liệt kê dài dài những khập khiễng giữa lời nói và việc làm. Nào "Sống và làm việc theo pháp luật", nào là "Cán bộ là đầy tớ của dân, lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ…", nào là "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi"… 
Nguyễn Quang Lập và Phan Hồng Giang viết như vậy là quá đủ. Tôi cảm thấy không cần phải nói thêm điều gì nữa cả.
Tôi chỉ xin viết thêm vài câu để giải thích tại sao ở trên (đoạn thứ ba) tôi viết là có hai người rưỡi lên tiếng về khoảng cách giữa lời nói và việc làm của nhà cầm quyền Việt Nam. Tại sao lại là hai người... rưỡi?
Cái nửa còn lại chính là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Bài viết “Nói và làm” của Phan Hồng Giang được đăng tải đầu tiên trên blog của Nguyễn Xuân Diện (ở Hà Nội). Khi đăng, Nguyễn Xuân Diện viết thêm lời chú thích ngắn: “Bài do tác giả gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện Blog. Xin chân thành cảm ơn TS. Phan Hồng Giang.”
Tuy nhiên, điều tôi chú ý nhất là, ở đầu bài viết, ngay trên nhan đề “Nói và làm” của Phan Hồng Giang, chủ nhân của cái blog này lại viết thêm một cái đầu đề khác, gồm mấy chữ như sau:
ĐỪNG NGHE ... NÓI - HÃY XEM ...LÀM
Cái nhan đề ấy là đóng góp của Nguyễn Xuân Diệu.
Một đóng góp nhỏ nhưng rất thâm thuý.
Trong bài này, tuy tôi chỉ trích dẫn Nguyễn Quang Lập và Phan Hồng Giang nhưng lại tính là hai người rưỡi là vì vậy.
***

Ý kiến (40)

Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Trương Lương (VN) Đọc xong chỉ biết thở dài/ Việt Nam ta chỉ được có hai người này !!!
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Nghe rồi khổ lắm nói mãi
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 (VN) Noi toi tham nhung, VN da va dang tiep tuc pha ky luc the gioi. Ai co nhieu co hoi de tham nhung~? Dang Vien CS. Ngay ca toi day cung muon vao Dang de kiem chut it nhung ho khong cho toi gia nhap (co' le vi` kha nang hoi lo & tham nhung cua toi kem').
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Bua Ta (USA) Cũng có cái CS nói và làm triệt để như:"Cải cách ruông đất"; Công An coi nhân dân như kẻ thù và bắn chết thường dân, bắt giam Dân rồi dùng cực hình tra tấn đến chết cũng là nói sao thì làm vậy: "Bạo lưc Cách Mạng nhân đạo"; "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót"; "thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười năm xưa" nên bây giờ nhà các quan CS to gấp trăm lần chòi ở của dân nghèo.
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Du sinh " Đừng nghe....nói-Hãy nhìn.... làm" là tiêu đề trên blog của Nguyễn xuân Diệu.Còn "Đừng nghe những gì họ nói" là tiêu đề của giáo sư ! Vậy xin hỏi danh nhân nào trên thế giới này mà nói "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm " mà cháu đã nghe từ lúc lọt lòng tới bây giờ và có lẽ mãi mãi về sau vậy?
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Trã lời Du sinh Trã lời Du sinh. Cháu cứ tìm đến nơi nào có cờ vàng ba sọc đỏ, người ta sẽ tiết lộ tên "danh nhân" đó cho mà biết cháu nhé!
Thứ Tư, 18 tháng 8 2010 Nguoi Saigon Cam on ong Nguyễn Hưng Quốc da viet len mot phan rat nho cua thuc trang Vietnam ngay nay. Rat mong that nhieu nguoi dan trong nuoc co the doc duoc va lanh ngo ra duoc la chung ta (nguoi dan VN) can phai lam gi de that su ngang cao dau tren the gioi.

No comments:

Post a Comment