Thursday, August 26, 2010

Hy Vọng cho Tự Do


Hồ Sự, cựu phóng viên đài TV quốc doanh Trung Quốc, là một điển hình nổi bật thế nào một thành viên trí thức ưu tú Trung Quốc tin vào Cơ-đốc-giáo.
Hồ Sự kể cho báo Cơ-Đốc-Giáo Ngày Nay (CN) trong bữa ăn tại nhà hàng KFC ở Bắc Kinh. Câu chuyện bắt đầu khi ông nghiên cứu tìm kiếm tự do --cả chính trị lẫn cá nhân.  Cuộc tìm kiếm dẫn ông đến lịch sử Tây Phương.  “Người Tây Phương cũng chẳng chú ý nhiều hơn người khác về tự do,” ông nói.
Tuy nhiên, Tây Phương đã đạt được và duy trì mức độ tự do cao hơn bất cứ văn hóa nào khác.  Ông Hồ Sự tự hỏi điều gì khiến Tây Phương đạt được mà Trung Quốc thì lại không.  “Trước khi tự do đến, bạn phải có nền tảng.  Ở Tây Phương nền tảng đó là Cơ-đốc-giáo.”
Khải tượng của Hồ Sự về một Trung Quốc mới đã đặt song song những bài đọc của ông trên hành trình về tự do ở Tây Phương.  Từ những thế kỉ 10 đến 12, ông Hồ Sự lý luận, Châu Âu đã phát triển nghiên cứu luật pháp, nhà thương, và đại học, tất cả điều này đều xuất phát từ hội thánh.  Những phát triển này đem lại kết quả phá xuyên vào tự do nhân loại, như được thấy trong thời Cải Chánh (Reformation), thời Phục Hưng (Renaissance), và thời Khai Sáng (Enlightenment).  Ngày nay, ông Hồ Sự nói, hội thánh là nôi ấp trứng cho mọi phát triển tương tự thế ở Trung Quốc.
Hồ Sự nói, “Sau khi xứ sở chúng tôi tiếp nhận khoa học và triết lý TâyPhương, nó để lại một giá trị trống rỗng vô nghĩa.  Sau vụ Quãng Trường Thiên-an-môn, các học giả mất hết hy vọng.  Họ lại muốn bắt đầu hỏi những câu hỏi tối hậu về mục đích đời sống.  Nhân dân Trung Quốc đã mất hết niềm tin vào khôn ngoan con người.  Cuộc Cách Mạng Văn Hoá là một thảm họa, nhưng sự thức tỉnh tâm linh này là một kết quả không ngờ.”  Thắc mắc của ông Hồ Sự dẫn ông đến Kinh Thánh.  Nơi đó, ông học được rằng “đức tin nơi Đức Chúa Trời là Chúa chính là khởi điểm cho tự do.”
Mới đây, ông gửi bài viết về tự do cho cuộc họp địa phương của Hiệp Hội Khoa Học Chính Trị Hoa Kỳ.  Trong đó ông viết, “Tôi càng biết về sự tăng trưởng của tự do ở Tây Phương, tôi càng bị bắt phục bởi vai trò đức tin nơi Đức Chúa Trời là Chúa.”
---------------------------------------------            
An outsider’s view of the West can be enlightening, especially when that person’s view moves him toward spiritual answers. Here is one such voice from China. The source is a Christianity Today article, “Great Leap Forward.”
Hsu, a former television journalist for the state-sponsored CCTV, is a telling example of how a member of China’s educated elite moves to Christianity.
Hsu told his story to CT over a meal at a crowded Beijing KFC. It began with his search for freedom—politically and personally. The search led him to European history. “Westerners are not more interested in freedom than anyone else,” he says.
Yet the West has achieved and sustained a greater degree of liberty than any other culture. Hsu wondered what the West had that China didn’t. “Before freedom comes, you have to have a foundation. In the West that foundation is Christianity.”
Hsu’s vision for a new China parallels his readings on the march of freedom in the West. From the 10th to 12th centuries, Hsu reasons, Europe developed legal studies, hospitals, and universities, all of which grew out of the church. These developments resulted in breakthroughs in human liberty, as seen in the Reformation, the Renaissance, and the Enlightenment. Today, Hsu says, the church is an incubator for similar developments in China.
“After the country adopted Western science and philosophy, it left a value vacuum,” Hsu says. “After Tiananmen Square, some scholars lost hope. They wanted to start asking the ultimate questions about the purpose of life. People in China have lost faith in human wisdom. The Cultural Revolution was a disaster, but this spiritual awakening is an unexpected result.” Hsu’s quest led him to the Bible. There, he learned that “faith in God as the Lord is the beginning of freedom.”
Recently, he delivered a paper on freedom to a local gathering of the American Political Science Association. In it he wrote, “The more I knew about the growth of freedom in the West, the more I was captivated by the role of faith in God as the Lord.”
“You need a standard of absolute truth,” Hsu told CT. “You have to convince people that the God of the Jews and Christians is the God of the universe.”
The rest of the article, by the way, is filled with encouragement for those of us who have been praying for China.

----------------------------------------------

NGƯỜI QUẢN LÝ
KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.

Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ.

Người quản lý trong bài Phúc Âm hôm nay khôn ngoan nhưng không trung thành. Khôn ngoan nhanh nhẹn, trong một thời gian ngắn đã tìm ra phương thế chuẩn bị cho tương lai. Nhưng ông ta đã không trung thành vì ông đã phung phí, làm hại tài sản của chủ.

Khi khen người quản lý này khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.

Quả thực chúng ta là những người quản lý của Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng.

Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.

Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng. Tiền bạc có thể sinh lợi ở ba góc độ khác nhau.

Mức độ bình thường nhất là: tiền đẻ ra tiền. Dùng tiền gởi ngân hàng để lấy tiền lời. Dùng tiền đầu tư vào công việc thương mại, kinh doanh để kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Mức độ thứ hai cao hơn là: dùng tiền đầu tư vào chất xám, vào giáo dục, vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đầu tư rất nhiều vào giáo dục. Vì thế họ đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo có kiến thức, có khoa học kỹ thuật. Nhờ thế, không những họ làm cho đất nước giàu mạnh mau chóng, mà còn nâng cuộc sống nhân dân lên cao hơn, giàu có sung túc về của cải vật chất và nhất là cao đẹp vì có văn hóa, đạo đức.

Mức độ thứ ba, cũng là mức độ cao nhất là: dùng tiền mua hạnh phúc vĩnh cửu. Biến tiền của hay hư nát ở đời này thành gia sản vĩnh viễn ở trên trời. Để làm được việc này, ta phải vượt qua sự khôn ngoan, nhạy bén đầy tính toán của người đời để đạt tới sự khôn ngoan nhạy bén đầy quảng đại theo tinh thần Phúc Âm.

Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Người nghèo là Chúa Giêsu hóa trang. Khi ta giúp đỡ người nghèo là ta chuyển tiền về thiên quốc. Qua trung gian người nghèo, đồng tiền trần gian hay hư nát sẽ biến thành tài sản vĩnh cửu trên trời.

Chúng ta là con cái sự sáng. Hãy biết sống theo con đường sự sáng của Phúc Âm. Hãy xin Chúa ban cho ta sự khôn ngoan của Phúc Âm. Hãy rèn luyện cho ta có sự nhạy bén đối với những thực tại vĩnh cửu trên trời. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1.     Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Bạn nghĩ gì về câu này?
2.     Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được. Bạn đã coi thường chủ nào và đã yêu mến chủ nào hơn?
3.     Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Bạn hiểu câu này thế nào? Bạn đã thực hành chưa?
4.     Làm sao để trở thành người quản lý trung thành và khôn ngoan của Chúa?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


No comments:

Post a Comment