Sunday, July 25, 2010

6 Lò Nguyên Tử TQ: Bụi Phóng Xạ Vô VN; Sẽ Nhiễm Độc Nước, Rau, Cá Vịnh Bắc Bộ...

HANOI  Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam, và đây là một cơ nguy về thảm họa  môi trường, theo lời báo động của nhiều chuyên gia. Đặc biệt, Giaó sư Phạm Duy hiển báo nguy rằng phóng xạ từ các lò nguyên tử ở biên giới sẽ “xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc bộ...” 
Bản tin báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm 22-7-2010 cho biết rằng tờ Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) đưa tin nước này đã thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở thành phố cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) khoảng 60km. Dự án có quy mô sáu lò phản ứng hạt nhân.
Bản tin Tuổi Trẻ nói rằng, dự án được “Ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc thông qua ngày 15-7, giai đoạn đầu xây dựng hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW, với chi phí đầu tư lên đến 24 tỉ nhân dân tệ (3,5 tỉ USD), sẽ khởi công vào cuối tháng 7-2010. Theo kế hoạch, hai lò phản ứng này sẽ được đưa vào hoạt động giữa năm 2015-2016.”
Gần như ngay lập tức, một chuyên gia về nguyên tử Việt Nam đã đưa ra lời báo nguy.
GS Phạm Duy Hiển -- nguyên phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt -- trong bài viết nhan đề “Điện hạt nhân sát biên giới ảnh hưởng gì đến Việt Nam?” đăng trên báo Tuần Việt Nam ngày Thứ Sáu 23-7-2010 nói rằng với lò điện nguyên tử quá gần biên giới VN như thế, chất phóng xạ có thể theo gió bay sang để làm hại môi trường VN.
Giáo sư Phạm Duy Hiển viết:
Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phong Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp - Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014...
...Trung Quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục NMĐHN, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phong Thành là nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có nhà máy trên đảo Hải Nam. Với một mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về mùa đông, chuyện này quả là một nỗi lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị dò rỉ ra Vịnh Bắc bộ, ngay trước cửa ngõ của chúng ta....”
Giáo sư Phạm Duy Hiển cũng vẽ một số đồ hình mô tả luồng gió thổi phóng xạ lò nguyên tử bay về Việt Nam... Giaó sư ghi thêm:
“...Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ, động vật phù du...,  nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực vật. Một năm, một lò phản ứng... có thể chưa đáng lo! Nhưng hàng chục năm với hàng chục nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, chẳng những có thể đo đếm được bằng thiết bị, mà còn tạo ra nguy cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế.
Có những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN sẽ sống rất lâu, sau 30 năm mới tự phân rã một nửa, như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc bộ (xem hình). Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra với một số mặt hàng lương thực thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc chất phóng xạ vốn rất gay gắt...”
MY LOAN

--------------------------------------- 

Còn biết bao người tù chính trị bất khuất đang trong cảnh đọa đày

2010-07-25 
Trong mấy ngày qua, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động trước cảnh lao lý từ hơn 30 năm và trên 20 năm của 2 tù nhân chính trị bất khuất Trương Văn Sương và Nguyễn Anh Hảo vừa được rời khỏi cảnh đọa đày.
Hình do RFA thính giả gởi
Từ trái qua: ông Trần Văn Huy, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Anh Hảo, Cô Nguyễn Thu Trâm và ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 18/07/2010.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là còn nhiều tù chính trị bị giam hãm lâu năm khác trong lao tù cộng sản thì sao?
Qua bài tựa đề “Người tù lâu nhất trong địa ngục trần gian của CSVN”, tác giả Lê Minh ở Sydney viết rằng “sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghê gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia”.
“Những gì xảy ra bên trong những trại tù kia” đó đã được 2 tù nhân chính trị bất khuất là ông Trương Văn Sương sau 33 năm 4 tháng bị giam cầm và ông Nguyễn Anh Hảo sau gần 23 năm đã kể lại tổng quát khi hai ông rời khỏi cảnh lao tù khắc nghiệt mới đây.

Vì tự do dân chủ

Hôm nay, cựu tù chính trị bất khuất Nguyễn Anh Hảo chỉ tâm sự vắn tắt như sau:
“Những năm tù của tôi không phải là vô nghĩa. Điều tôi muốn nói ở đây là tất cả anh em chúng ta phải có tâm huyết đấu tranh, và khi đấu tranh thì phải chấp nhận hy sinh gian khổ, kể cả sự chết chóc nữa. Còn thời gian ở trong tù, đời sống trong tù thì rất phức tạp, mà ở đây nếu mình nói thì nó dài dòng lắm. Nếu cần thì tôi sẽ có trên giấy tờ đàng hoàng. Tôi xin khẳng định rằng tôi nói rất trung thực, và không nói xấu cho người ta.”
Người tù bất khuất Trương Văn Sương, sau khi được Hà Nội cho tạm hoãn thi hành án trong 12 tháng, luôn nghĩ tới những người tù chính trị còn trong cảnh đọa đày. Ông mong mỏi:
Đó là những người ấp ủ trong lòng một tình yêu quê hương cao đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao quý ấy.
Nguyễn Ngọc Quang
“Trong những ngày bị lao tù, tôi cũng mong một ngày nào đó có được một giải pháp chính trị để họ thả tôi ra. Thật ra, tôi không nghĩ rằng họ có nhân đạo thả tôi, hoặc tôi cũng không nghĩ rằng tôi là người cải tạo tiên tiến để được đặc xá hay giảm án, tha án gì. Tôi mong rằng có một giải pháp chính trị nào đó để giúp giải quyết cho những người tù chính trị.”
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang, cũng là thành viên Khối 8406, bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với hai tù nhân bất khuất vừa rời khỏi cảnh lao lý này:
“Khi gặp gỡ lại anh Trương Văn Sương cũng như anh Nguyễn Anh Hảo sau những năm tháng dài 2 anh ấy bị tù đày – anh Trương Văn Sương thì 33 năm 4 tháng, còn anh Nguyễn Anh Hảo thì tổng cộng cũng gần 23 năm, nhưng chế độ nhà tù với chính sách của CS dùng cực hình để trấn áp chí khí thì hoàn toàn bị phá sản, tại vì điều đó càng làm tăng thêm lòng cương quyết của họ với chính nghĩa để đòi lại tự do, dân chủ cho VN này.”
truong-van-suong-200.jpg
Hình ảnh người Tù Trương Văn Sương đang trả lời phỏng vấn của BTV Thanh Quang. Hình do gia đình cung cấp.
Một cựu tù nhân chính trị khác, ông Nguyễn Bắc Truyển, có nhận xét như sau:
“Qua trường hợp anh Trương Văn Sương là tạm hoãn thi hành án 1 năm để anh trở về nhà chữa trị bệnh suy tim cấp 4, trường hợp của anh Nguyễn Anh Hảo thì đã hết hạn tù 13 năm, thì việc nhà cầm quyền VN giam giữ những người tù như vậy thật sự hết sức dã man và tàn bạo. Bởi vì tất cả những người đó cũng là người VN thôi. Bây giờ đã trải qua bao nhiêu năm rồi. Đúng lý ra nhà nước VN cần phải phóng thích những tù nhân chính trị để thể hiện thiện chí hòa giải hòa hợp dân tộc, chứ không nên tiếp tục giam giữ họ như vậy nữa.”
Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì đức tín kiên cường và nhất là tình yêu quê hương cao cả là một loại võ khí hiệu quả giúp tù nhân chính trị vượt qua mọi cực hình mà họ gặp phải trong nhà tù nhỏ trong nước:
“Tôi rất may mắn là được ở tù chung với anh em tù nhân chính trị. Qua 3 năm được sống với họ thì tôi nhận thấy ở họ đã toát lên đức tính kiên cường. Đó là những người ấp ủ trong lòng một tình yêu quê hương cao đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao quý ấy. Vì vậy họ không còn sợ cảnh tù đày mà chế độ CS Hà Nội áp đặt mọi cực hình lên họ.”

Người tù bất khuất Nguyễn Hữu Cầu

Nhắc đến những tù nhân chính trị bất khuất bị án tù dài hạn và gần như bị thế giới lãng quên, có lẽ một trong số này là ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy quân lực VNCH hiện tiếp tục bị giam giữ trong hơn 3 thập niên nay. Ông Nguyễn Anh Hảo nhớ lại người tù bất khuất này như sau:
Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng “tôi nhận tội” cả.
Nguyễn Anh Hảo
“Anh Nguyễn Hữu Cầu còn đang ở tù. Khi tôi bắt đầu vô trại tù, thì anh ấy đã có mặt ở đó rồi. Tôi hỏi anh có mặt ở đây bao lâu rồi, anh Cầu đáp rằng anh đã có mặt tại đây chừng cả chục năm rồi. Anh bị chung thân rồi nằm ở đó luôn. Anh Nguyễn Hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó phải bằng mọi cách giúp cứu vãn để anh ấy được trở về. Nếu không có chuyện bên ngoài can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ”.”
Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng có nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Hữu Cầu:
“Đại úy Nguyễn Hữu Cầu có sự liên hệ chặt chẽ với tôi là vì ngày tôi ra tù thì được anh Nguyễn Hữu Cầu nhờ đưa một số tờ giấy của anh về gia đình và một số đơn của anh Cầu ra ngoài. Dù bị tra xét rất kỹ nhưng tôi đưa ra được.
nguyen-anh-hao-250.jpg
Từ phải qua: ông Nguyễn Anh Hảo, cô Nguyễn Thu Trâm, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Nguyễn Ngọc Quang. Hình do RFA thính giả gởi.
Sống trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu một thời gian không dài lắm, tôi cảm phục chí khí bất khuất kiên cường của anh Nguyễn Hữu Cầu. Anh đã gần 500 lần viết những lá đơn để kháng cáo tội bị gán cho mình. Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng “tôi nhận tội” cả. Mà anh ghi như thế này, “Tôi luôn luôn giữ quan điểm của mình là tôi vô tội. Người có tội chính là đảng CSVN”. Vì vậy anh luôn luôn bị biệt giam, bị cùm.
Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống. Thực sự đó là cách hành xử hết sức dã man. Ngoài ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh.”

Và cả trăm tù chính trị đang bị giam đâu đó

Nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, sau khi thọ án tù dài hạn, đã lưu ý một vài trường hợp tiêu biểu trong số khá nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ lâu năm tại VN hiện giờ:
“Hiện nay nhà nước VN vẫn còn giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị trong cả nước, đặc biệt là những người hoạt động chính trị có dính líu đến VNCH, một thể chế cũ dân chủ ở Miền Nam VN.
Họ giam giữ rất lâu năm, án rất nặng nề. Ví dụ như ông Trần Tư hiện đang thụ án chung thân. Ông này cùng với ông Đỗ Hường về để hô hào vận động nhân dân xuống đường đòi thay đổi chế độ chính trị và bị bắt giam. Cho đến nay, ông Trần Tư vẫn bị biệt giam ở phân trại B, trại Nam Hà. Còn nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ ở buồng số 6, khu 17 biệt giam ở trại Ba Sao Nam Hà.
Trong tay tôi hiện tại có danh sách đầy đủ 42 tù nhân ở tại khu K2, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhưng trong 42 người đó, có trên 20 người bị án trên 15 năm, thậm chí trên 20 năm và chung thân.
Nguyễn Ngọc Quang
Ngoài ra, còn có nhiều người tù chính trị bị giam giữ mà thế giới không hề biết, thí dụ như ông Huy đã già yếu, tôi quên họ là gì, hiện đang bị giam giữ ở buồng số 6 chung với LS Nguyễn Văn Đài. Ông bị án khoảng 20 năm. Ông này thành lập đảng Tân Dân Chủ.
Một trường hợp nữa là một cựu cảnh sát của lượng lượng an ninh quốc gia VNCH, đó là anh Trần Văn Thiêng, hiện bị bệnh thận rất nặng, phù khắp cả người. Ngoài ra, trong khu vực Miền Nam còn rất nhiều người tù chính trị mà cựu tù Nguyễn Bắc Truyễn từng sống và biết rõ những người tù này.
Ý kiến của tôi là nhà nước nên xem xét để thả họ trong thời gian sớm nhất. Tôi cho rằng việc giam giữ ông Trương Văn Sương trong tổng cộng 33 năm 4 tháng là một kỷ lục không lấy gì làm hay ho cho chế độ CS ở VN đâu.”
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển đề cập tới những tù nhân chính trị và cả tôn giáo ở Miền Nam như sau:
“Nói chung tù chính trị và tù tôn giáo mình có thể ghép lại làm một được. Thì ở tại K1, khi thời gian tôi còn ở tù tại đó khoảng thời gian từ 14 tháng 8 năm 2007 cho đến 18 tháng Tư năm 2008, thì ở đó tù chính trị và tù tôn giáo còn khoảng 10 người.
Khi tôi bị chuyển vào K2 rồi nhập chung với anh em K3 nữa, và trước khi tôi về thì còn khoảng 40 người. Riêng tại K4 và K5, tôi được biết còn mấy chị phụ nữ ở đó. Và tôi cũng biết rằng ở trại Hàm Tân cũng có những người tù chính trị và tôn giáo. Riêng tôi nghe thông tin ở trại Xuyên Mộc còn khoảng vài chục người tù chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ.”
traigiamXL-vietnamnet-250
Phạm nhân trại giam Xuân Lộc đang lao động ngoài trại. Photo courtesy of VietnamNet
Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì số tù nhân chính trị dài hạn trong nước hiện có thể cả trăm người”
“Tôi chỉ biết được ở khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai thôi. Khu này còn khoảng 40 tù chính trị trong đó, trong đó tù nhân dài án – trên 15 năm – còn khoảng 20 người.
Không riêng gì khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai, mà tù nhân chính trị bị cho ở rải rác khắp nơi trên đất nước VN, từ Kiên Giang cho tới Móng Cái. Cho nên số tù nhân dài hạn còn lại trên đất nước VN thì chắc chắn hơn con số 100. Tại vì chỉ một khu nhỏ ở trại tù Xuân Lộc mà đã có trên 20 người rồi. Trong tay tôi hiện tại có danh sách đầy đủ 42 tù nhân ở tại khu K2, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhưng trong 42 người đó, có trên 20 người bị án trên 15 năm, thậm chí trên 20 năm và chung thân.”
Theo tác giả Lê Minh qua bài tựa đề “Trương Văn Sương: Người tù bất khuất”, thì “hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương và các bạn đồng tù tại trại Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị ‘vô danh’ khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước VN”.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment