Saturday, July 31, 2010

Mục đích cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc?

AFP photo/Hoang Dinh Nam


Trung quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận trên biển. Cuộc tập trận này diễn ra chỉ vài ngày sau khi  Hoa Kỳ chính thức lên tiếng về mối quan tâm và lợi ích của Mỹ trên biển Đông tại hội nghị cấp vùng Asean hôm 23 tháng 7 tại Hà nội.
Giáo sư Carlyle Thayer (người đầu tiên bên phải) tại buổi hội thảo "Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển" tổ chức ở Hà Nội hôm 26/11/2009.
¬

Phô trương sức mạnh

Cuộc tập trận này của Trung quốc diễn ra vào khoảng thời gian tế nhị này có ý nghĩa gì? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trường đại học New South Wales, chuyên gia châu Á về vấn đề này. Trước hết giáo sư Carl Thayer nói về cuộc tập trận mới này như sau:
Đây là cuộc tập trận lớn chính yếu thứ 3 của hải quân Trung quốc trên biển Đông hải và Nam hải hay còn gọi là biển Đông Việt nam kể từ tháng 3 năm nay. Thời gian của cuộc tập trận chỉ diễn ra 2 hay 3 ngày sau bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về biển Đông, cho nên nó có nghĩa là cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước. Trung quốc đang trình diễn cái gọi là tự vệ ngoài biển xa, kết hợp cuộc tập trận tháng 3 và tháng 4 với nhau, kết hợp hạm đội Bắc và Nam.
Cuộc tập trận thứ hai của Trung quốc là xâm nhập vào biển Đông. Còn vị trí chính xác của cuộc tập trận hiện tại hiện vẫn chưa được biết rõ, có lẽ là cũng trên cùng khu vực tương tự như cuộc tập trận trước đi qua phần phía bắc của Philippines. Nó cho thấy khả năng vươn xa chiến lược của hải quân Trung quốc đối với sức mạnh của hải quân Hoa kỳ kể từ thời kỳ giữa những năm 1990 liên quan đến Đài loan. Cuộc tập trận này là một phần trong một loạt các cuộc tập trận mà Trung quốc muốn cho thế giới thấy khả năng trên biển của mình và rằng Trung quốc có khả năng quốc phòng đi đôi với phát triển kinh tế.
Cuộc tập trận này là một phần trong một loạt các cuộc tập trận mà Trung quốc muốn cho thế giới thấy khả năng trên biển của mình và rằng Trung quốc có khả năng quốc phòng đi đôi với phát triển kinh tế.
Ông Carl Thayer

Việt Hà: Theo ông liệu các nước khác trong khu vực và Hoa Kỳ có biết trước được về cuộc tập trận này của Trung quốc hay không ?
Carl Thayer: Đây là một cuộc tập trận chưa từng có về mức độ. Họ kết hợp hai hạm đội, họ có thêm yếu tố không quân, họ thực hiện trên vùng biển quốc tế nên không một nước nào có thể phàn nàn về điều này cả nhưng câu hỏi là tại sao trong một thời kỳ mà Trung quốc đang cố gắng đưa ra cái gọi là không có ai chịu thiệt thì tại sao Trung quốc không có một sự minh bạch ở đây bằng cách thông báo trước cho các nước khác biết về cuộc tập trận hoặc mời các nước khác gửi người đến quan sát.
Việt Hà: Vậy cuộc tập trận này có đưa ra một mối đe dọa nào về an ninh đối với các nước trong khu vực không?
Carl Thayer: Cuộc tập trận có đưa ra một sự lo ngại về tâm lý vì nó cho thấy khả năng chống tàu ngầm của Trung quốc, khả năng về hải quân của Trung quốc. Báo chí Trung quốc cho thấy những hình ảnh hỏa tiễn được bắn ra và người bình thường mà nhìn thì cũng thấy sợ. Rồi một số lượng tàu chiến cũng tham gia tập trận. Chúng ta tham gia một trò chơi tuyên truyền mà ở đó Trung quốc đang cố gắng gây một ấn tượng rằng khả năng quốc phòng của Trung quốc có thể đương đầu được với Hoa kỳ. Những cuộc tập trận lặp đi lặp lại liên tiếp đã khiến các nước Đông nam á phải chú ý đến giới hạn mà họ có trong việc chỉ trích cũng như chống lại Trung quốc.

Các nước quan ngại

Hkg3854271-250.jpg
Ngoại trưởng Hillary Clinton tại hội nghị khu vực ASEAN 17 hôm 23-07-2010. AFP PHOTO / Paul J. Richards
Việt Hà: Các nước trong khu vực và Hoa kỳ liệu có phải lo ngại về một khả năng đụng độ quân sự trên biển Đông sắp tới?
Carl Thayer: Tôi không thấy bất cứ nước nào kể cả Trung quốc có lợi gì khi gây hấn trên biển Đông. Hình ảnh của Trung quốc sẽ bị ảnh hưởng và nước này cũng có lệ thuộc vào giao thông trên biển, khi xảy ra xung đột, cước phí vận chuyển trên biển tăng rất đáng kể và có thể dẫn đến việc ngưng các tàu chở dầu trong một thời gian. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một loạt các nước khác, cho nên xung đột như vậy là quá nghiêm trọng và chúng ta chưa thấy điều này xảy ra trên biển Đông. Sự ầm ĩ này là của Trung quốc khi nước này thiết lập căn cứ hải quân ở đảo Hải nam và nó hậu thuẫn cho cái mà người ta gọi là sự đe dọa.
Trung quốc cũng sử dụng sức mạnh quốc gia để hậu thuẫn cho những đòi hỏi về chủ quyền. Đơn giản là nước này đang chơi trò đuổi bắt về lực lượng hải quân với Mỹ. Điều nghiêm trọng nhất là nếu Mỹ vẫn tiếp tục viện dẫn luật quốc tế của mình và vùng đặc quyền kinh tế của Trung quốc, và Trung quốc thông qua luật nói rằng đó là vi phạm luật pháp và muốn đối đầu với Mỹ thì tất nhiên một khả năng về đụng độ quân sự giữa hai nước là có thể. Nhưng tôi không nghĩ đụng độ với các nước khác trong khu vực tại thời điểm này là không có, tôi không muốn nói là không bao giờ nhưng không phải lúc này khi các nước vẫn đang cố gắng hợp tác.
Việt Hà: Theo ông, liệu các nước trong khu vực có phải lo ngại về cuộc tập trận mà Trung quốc thực hiện vào thời điểm này hay không?
Mỗi nước trong khu vực Đông nam Á có lệ thuộc vào biển trong việc nhập khẩu các hàng hóa và tài nguyên quan trọng, hay các nước nhỏ trong khu vực sẽ phải tự hỏi là liệu an ninh của họ có bị đe dọa hay không trước sự phát triển về khả năng quốc phòng này của Trung quốc.
Ông Carl Thayer

Carl Thayer: Quan ngại đó là điều tôi muốn nói, và Hoa Kỳ thì ghi nhận về khả năng của Trung quốc. Mỗi nước trong khu vực Đông nam Á có lệ thuộc vào biển trong việc nhập khẩu các hàng hóa và tài nguyên quan trọng hay các nước nhỏ trong khu vực sẽ phải tự hỏi là liệu an ninh của họ có bị đe dọa hay không trước sự phát triển về khả năng quốc phòng này của Trung quốc, và giải pháp là gì.
Có nước thì tự giúp mình bằng cách tự xây dựng lực lượng phòng vệ cho mình và điều này thì khá tốn kém, có nước thì mời cường quốc bên ngoài vào giúp mình như Mỹ chẳng hạn. Chúng ta thấy Singapore là nước có lực lượng mạnh và họ cũng khuyến khích Mỹ ở lại là đối tác chiến lược của họ. Đó chính là những phản ứng của các nước do chính Trung quốc gây nên, và khi mối quan ngại được đặt ra thì chúng ta thấy là Việt nam dù một mặt nói chuyện hòa bình, hợp tác phát triển, mặt khác vẫn mua tàu ngầm của Nga.
Việt Hà: Xin ông cho biết cuộc tập trận này diễn ra bao lâu và so với các cuộc tập trận khác của Trung quốc trên biển thế nào?
Carl Thayer: Tôi cũng không rõ về thời gian, có thể nó đã kết thúc ngay trong lúc chúng ta đang nói chuyện. Nhưng rõ ràng đây là một ví dụ của sự không minh bạch từ phía Trung quốc vì thật bất ngờ Trung quốc tiến hành tập trận trên biển. Những cuộc tập trận trong quá khứ có thể kéo dài đến một tuần.
Trong các cuộc tập trận khác thì họ đã dùng có khi đến 10 tàu chiến. Tôi không rõ lắm về các cuộc tập trận khác họ có dùng tàu khu trục mà họ mua của Nga  rồi tàu ngầm, máy bay, nói chung là đồng loạt. Còn đây là cuộc tập trận phòng vệ để cho thấy họ có thể bảo vệ tàu của họ khỏi các cuộc oanh kích, bắn tên lửa chống tàu, khả năng chống tàu ngầm, mục đích là để chỉ cho thấy Trung quốc có sức mạnh hải quân hiện đại và có khả năng quân sự.
Việt Hà : Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn. 
---------------------------------------

Người giàu TQ di cư sang phương Tây

TQ
Một mẫu xe hơi mới nhắm vào tầng lớp có thu nhập trung cao ở đô thị Trung Quốc.
Ngày càng có nhiều người giàu ở Trung Quốc nộp đơn xin cơ chế thường trú nhân ở các nước phương Tây trong khuôn khổ các chương trình cho phép các nhà đầu tư với tài lực kinh tế cao được "mua" quyền công dân.
Con số các nhà đầu tư Trung Quốc được cấp quy chế thường trú tại Canada đã tăng gấp đôi trong hai năm.

Ottawa hiện dừng tất cả các đơn gửi tới chương trình nhập cư liên bang dành cho nhà đầu tư trong khi đang tham vấn các kế hoạch tăng gấp đôi mức tài chính cần thiết để có được một thị thực.

Tuy nhiên, người nộp đơn vẫn được phép đệ đơn cho một chương trình cùng loại ở tỉnh Quebec.

Và tại các cuộc hội thảo do công ty tư vấn xin thị thực tại Trung Quốc, các chuyên gia tư vấn đang tiếp tục khuyến khích mọi người nạp đơn cho chương trình này trước khi Quebec cũng tăng gấp đôi yêu cầu tối thiểu của tỉnh cho phù hợp với các đề xuất của chính phủ liên bang.

Tiền mặt và kinh nghiệm
TQ
Ông Vincent Chen cho biết độ tuổi di cư trung bình là từ 40-45, đang có chiều hướng trẻ hơn nữa.
Vào một chiều mưa thứ Bảy, trong một phòng họp tại một khách sạn năm sao ở Thượng Hải, hơn 30 "nhà đầu tư" di dân tiềm năng đến để nghe xem làm thế nào họ có thể 'đổi tiền mặt' để lấy được một hộ chiếu nước ngoài.

Nhiều người đang trong độ tuổi 30. Có nhiều cặp vợ chồng trẻ. Phần lớn là những người làm ăn chuyên nghiệp. Một số trong đó mặc quần áo rất sang trọng. Họ có vẻ là đại diện của tầng lớp trung lưu lắm tiền nhiều của ở Thượng Hải.

Họ được cho xem một đoạn video mà công ty làm visa thực hiện để quảng bá cho việc nhập cư vào Canada cũng như cho dịch vụ xin cấp thị thực của nước này.

"Bạn không phải lo lắng về việc hội nhập," lời bình trong video nói. "Bạn thậm chí không cần phải nói được tiếng Anh."

Sau đó, các nhà tư vấn đi vào các chi tiết.

Quy định của Quebec yêu cầu các ứng viên chứng tỏ họ có một tài lực thực sự ở mức 800.000 dollar Canada (hay 776.000USD hoặc 502.000 bảng) và họ phải bỏ ra khoản đầu tư tới 400.000 dollar Canada.

Họ cũng cần chứng minh đã có hai năm kinh nghiệm trong quản lý.

Yêu cầu khác nhau
TQ
TQ vừa là quốc gia phát triển ở mặt này, nhưng lại là đang phát triển ở mặt khác.


Mức quy định này rẻ hơn đáng kể, như họ chỉ ra, so với yêu cầu ở Anh, là nơi người ta yêu cầu các nhà đầu tư phải bỏ ra 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu USD) trong 5 năm.
Có những mặt ưu điểm và nhược điểm của từng quy định ở mỗi quốc gia.
Nộp và xét đơn vào Canada phải mất khoảng hai năm rưỡi, nhưng các yêu cầu tài chính là thấp nhất trên thế giới.

Hoa Kỳ đòi hỏi ứng viên phải đầu tư lên đến 1 triệu USD trong một doanh nghiệp tạo ra ít nhất 10 việc làm mới. Thời gian từ khi nộp đơn mất một năm rưỡi.

Thủ tục xét đơn của Anh là nhanh nhất. Nó có thể được hoàn thành chỉ trong ba tháng, vẫn theo các chuyên gia tư vấn tại hội thảo về thị thực, và không có phỏng vấn.

Nhưng Anh là nước yêu cầu tốn kém nhất.

"Thông thường, người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc nhà quản lý cao cấp", theo giải thích của Vincent Chen, chuyên gia tư vấn cao cấp cho công ty Visa Consulting Group.

"Độ tuổi trung bình là 40-45, nhưng người nộp đơn ngày càng trẻ hơn."

Dễ dàng đạt được
Canada
Canada đang điều chỉnh chính sách nhập cư với người có nhiều tiền từ TQ theo hướng chặt chẽ hơn.


Canada không thay đổi các yêu cầu của chương trình "nhập cư để đầu tư" từ năm 1991.
"Lúc đó, 800.000 dollar Canada là một số tiền rất lớn," ông Chen nói.

"Nhưng bây giờ, với sự tăng giá bất động sản ở các thành phố như Thượng Hải, người ta không nghĩ rằng mức đó quá khó để đạt được.

"Đó là lý do vì sao bạn thấy con số những người được cấp cơ chế thường trú nhân tăng gấp đôi."

Các yếu tố khác cũng có vai trò ở đây.

Và có một xu thế là nhiều người đến hội thảo là những người đã có bạn bè di cư xong.

Lý do di cư

Mỹ
Cuộc sống ở các đô thị phát triển phương Tây có sức hút với một số người giàu TQ
David Lu, 38 tuổi, nhà quản trị tại một công ty viễn thông, đến hội thảo để tìm hiểu thêm về cách nộp đơn để di cư tới Canada.

Vào cuối hội thảo, ông lập tức hăm hở điền đơn.

Ông Lu có các lý do tích cực để di cư. Một số thân nhân của ông hiện sinh sống ở Canada. Và trong những kỳ nghỉ tại đó, ông đã thích thú khi được hưởng thụ cuộc sống với các mức độ ô nhiễm thấp hơn.

Ngoài ra, ông còn nói người Canada "thoải mái hơn rất nhiều" so với Trung Quốc.

Mặc dầu vậy, có nhiều lý do khác lý giải tại sao ông muốn rời khỏi Trung Quốc.

"Mọi người [ở đây] ghét anh nếu anh có tiền, và người giàu hay bắt nạt người nghèo," ông nói.

"Một vấn đề khác đối với tôi là chăm sóc y tế, sức khỏe," ông Lu nói thêm.

"Tôi không nghĩ bất cứ ai quan tâm tới việc di cư ra nước ngoài phải lo lắng về chi phí. Chúng tôi muốn có được chất lượng chăm sóc y tế tốt hơn của họ."

Chảy máu chất xám

TQ
Người di cư TQ muốn sang phương Tây còn do nghĩ tới tương lai của con cháu họ.


Fabio Xu, 30 tuổi, đang điều hành một công ty sơn ở Thượng Hải.

Ông nói ông muốn tới Mỹ định cư "vì chăm sóc y tế ở đó tốt hơn, và cơ hội học hành ở đó cũng tốt hơn cho con tôi".

"Ở Trung Quốc, tất cả tiền bạc của tôi đều đổ vào tiền nhà, chi phí cho thực phẩm, quần áo và đi lại", ông nói, "nhưng ở Hoa Kỳ nhìn chung có nhiều tự do hơn. Tôi có thể phát triển bản thân một cách sáng tạo hơn và thu được nhiều điều có ý nghĩa hơn cho cuộc sống của tôi."

Một số học giả Trung Quốc lo lắng rằng Trung Quốc đang mất dần các công dân ưu tú của mình cũng như những khoản tiền khổng lồ.

Năm ngoái, 1.823 nhà đầu tư đã được cấp quyền công dân tại Canada theo chương trình nhập cư dành cho nhà đầu tư.

Ngay cả khi họ chỉ đầu tư với mức vốn tối thiểu theo yêu cầu, cũng có nghĩa là gần 700 triệu USD đã được đưa ra khỏi đất nước.

"Trung Quốc đang mất dần nhân tài thực sự mà nó cần", tiến sĩ Wang Huiyao,Tổng giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá nói.

"Trong lúc Trung Quốc đang cố gắng phát triển nền kinh tế và thay đổi từ 'made in China' (sản xuất tại Trung Quốc) sang 'sáng tạo tại Trung Quốc', cần có những con người này để xây dựng đất nước."

Liên lạc với Trung Quốc
Nhập cư
Nhiều người TQ muốn có hộ chiếu nước ngoài là để đi lại quốc tế dễ dàng hơn
Tiến sĩ Wang tin rằng nhiều người muốn có một hộ chiếu nước ngoài vì rất khó đi lại tự do trên khắp thế giới bằng các giấy tờ, hộ chiếu của Trung Quốc.

Thật vậy, một phụ nữ tại hội thảo chỉ muốn biết làm thế nào cô có thể nhanh chóng nhận được hộ chiếu Canada, để cô có thể sớm trở về nhà ở Trung Quốc.

Đối với cô, có vẻ động cơ không phải là để có được một ngôi nhà mới ở nước ngoài, mà là để có được một hộ chiếu làm cho cuộc sống thuận tiện hơn.

Một nhà ngoại giao phương Tây tại Thượng Hải đưa ra lời giải thích về xu hướng gia tăng của việc nhiều người xin thị thực theo dạng này.

Ông nói Internet ngày nay có nghĩa là bạn có thể sống ở nước ngoài, nhưng không bao giờ rời khỏi Trung Quốc.

"Bạn có thể thức dậy vào buổi sáng và đọc tin của tờ Nhân dân Nhật báo hàng ngày trong bữa ăn sáng. Bạn cũng có thể giao dịch cổ phiếu của bạn trên thị trường chứng khoán Thượng Hải bằng một cú nhấp chuột", ông nói.

"Bạn cũng có thể trò chuyện cả ngày với người thân miễn phí trên Skype, hoặc điều hành việc kinh doanh của bạn từ xa."

Lập luận của ông là việc di cư nay không nhất thiết gây ra những đau buồn như đã từng xảy ra đối với mọi người.

Nhu cầu hòa nhập người nhập cư tại đất nước tiếp nhận họ vì những lý do cơ bản giờ không còn cao như trước đây - mà điều này lại đang đặt ra những thách thức cho chính các xã hội phương Tây tiếp nhận họ.

No comments:

Post a Comment