Tuesday, July 20, 2010

Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết!

Hà Đình Sơn
clip_image001
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) sinh năm 1991 và nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1992 (áo hồng), đang bị dẫn giải ra tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of vietbao.vn







Tôi không định viết nữa về những thối tha của lũ Nguyễn Trường Tô, nhưng vì không thể không chia sẻ với gia đình các em và cầu mong các vị cùng góp sức!
Khi xem hình ảnh và những lời kể của bà Nguyễn Thị Thơm - mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, sau đây:
“Đến khi cháu ra thì cả mẹ, cả con, cả nhà cứ thế là ôm nhau khóc. Cháu có nói với em là: Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?…
Cháu bảo em như thế thì em bảo là: Mẹ hiểu!… Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Nói chung là cả nhà cùng khóc. Rồi cháu nói là: Mẹ ơi, ở trong này các chú công an,… thì vừa nói đến các chú công an là được các chú công an ngăn lại. Cháu không nói ra được hết!
Lúc đấy em mới quay qua bảo con: Mẹ tin là sau một lần vấp ngã thì con dám dứng lên nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa lỗi lầm. Đứng lên để sau này trở về làm người công dân tốt, dám làm, dám chịu!… Em nói thế thì công an có nói câu là: Dám làm nhưng có dám chịu hay không?… Tiếp theo nữa là… ý là nhắc nhở kiểu là, một ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại… Công an nói như thế thì cháu chủ yếu là khóc thôi!

Công an mới đọc cái giấy là Biên bản làm việc. Nghĩa là buổi gặp hôm ấy để cho hai mẹ con thống nhất việc từ chối Luật sư ấy! Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối Luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi. Nó tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó. Bây giờ hoàn toàn là quyền của nó. Còn hôm nay mời chị lên là để thông báo cho chị biết thôi.
Ban đầu em không ký thì con nhà em nó… nó khóc. Ý nó bảo là: Mẹ ơi, không sao đâu! Mẹ cứ ký vào đi. Đây chỉ là biên bản làm việc thôi chứ không phải là biên bản từ chối Luật sư… Em thấy con khóc nhiều, em rất thương con thì em cũng ký vào cái biên bản, công nhận có cái ngày gặp hôm đấy…
Cho gặp lần đầu và làm việc cả thứ Bảy”
Quý vị chắc cũng không tránh khỏi động lòng, xúc động và căm phẫn. Tuy đây mới chỉ là một phần tội lỗi, và cũng chưa phải là tột cùng, nhân dân không phải chưa biết. Nhưng vì “trâu bò” đánh nhau mà vụ này bị phơi ra thiên hạ. Nếu nhân đây mà công chúng không kiên quyết đòi hỏi công lý, cứu lấy các em thì cuộc đời các em sẽ không biết đi về đâu. Việc cần làm lúc này là cứu hai em hơn việc kể tội lũ quan uế tạp. Viết bài này, tôi xin mượn câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Kể bao nhiêu tội giấy không đủ,
Không cứu người ngay bút sẽ tù.
Người nào càng yêu đồng bào bao nhiêu thì càng căm phẫn tội ác đối với đồng bào bấy nhiêu.
Qua đoạn trích, ai cũng nhận thấy nỗi cô đơn, bất lực, đau xót đến xé lòng của một người mẹ trước nỗi oan ức đến với đứa con gái ngây dại của mình. Đó không gì khác chính là bằng chứng tố cáo không thế chối cãi được, là lời kết tội của bản án hôm nay.
Nguy cơ “chìm xuồng” vụ án là có thực, vì có tin ông Tô Huy Rứa ngày 9/11/2010 đã chỉ đạo ngăn không cho báo chí đăng tải các tin liên quan đến Nguyễn Trường Tô. Như vậy, thủ ác mà đã được bao che thì nạn nhân của nó khó hòng được cứu xét. Rồi tội ác được xếp lại, được chồng chất thêm, để cho oan khuất sớm theo mây lên tận trời xanh.
Thử hỏi các cơ quan, đoàn, hội như: Ngành giáo dục, Bộ Dân tộc và các Vấn đề miền núi, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân tập thể, Hội khuyến học, Hội Bảo trợ… một rừng các ủy ban, đoàn thể, cơ quan các vị đang ở đâu? Không thấy ai lên tiếng bảo vệ các em? Vì các em là học sinh, là Đoàn viên thanh niên, là phụ nữ, là con em nông dân, là công dân, sống ở miền núi… Giả thử nếu hai em mà đoạt ngôi hoa hậu, á hậu hay như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu thì chắc không thiếu một hội, đoàn, cá nhân nào là không nhận đã có công.
Hay chuyện này là chuyện nhỏ. Các vị sẽ đồng thanh trả lời là: đã có các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vậy các cơ quan này đã làm gì:
· Cơ quan công an điều tra đã đe dọa, ép các em và gia đình các em phải từ chối Luật sư. Đây là hành vi mà các cơ quan công an điều tra thường dùng từ lâu nay. Thực chất là hành vi “ăn hiếp” công lý ngay từ đầu. Tạo dựng “hồ sơ giả” để kết tội, hòng giấu trời đất phi tang chứng. Như đoạn kể trên của bà Nguyễn Thị Thơm đã là quá đủ.
(Cách đây 02 ngày, tôi cũng vừa nhận được thông báo của cơ quan Cảnh sát điều tra v/v 01 bị can cũng lứa tuổi như 02 em, có đơn từ chối Luật sư trong một vụ án mà bị cáo đang được tôi bảo vệ).
· Viện kiểm sát đã làm gì? Lại xin trích:
“Thậm chí trước phiên tòa phúc thẩm, cả điều tra viên lẫn kiểm sát viên còn đến gặp để dặn dò Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy phải khai đúng như cáo trạng thì mới có lợi, mới được giảm án”.
· Tòa án? Hai cấp xét xử của Tòa án tỉnh Hà Giang có những sai phạm nghiêm trọng mà Luật sư Trần Đình Triển đã nêu ra.
Kẻ thủ ác nào giấu mặt đã chỉ đạo các cơ quan kia làm vậy?
Gia đình các em học sinh nữ còn biết dựa vào đâu. Không lẽ từ nay, không những phải sắm khẩu trang che mặt mà còn phải sắm cả “quần giáp” bảo hiểm cho các em, như các chiến binh Hy Lạp đã từng đóng “quần giáp” cho vợ trước khi ra trận hay sao?.
Tôi xin trích một phần Bài thơ Tiếng hát sông Hương của nhà thơ cách mạng thiên tài Tố Hữu sáng tác trước 1945 (tức ông Lành oai quyền sau này):
Răng không, cô gái trên sông
Ngày Mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
và mong điều lành sớm đến với hai em.
Phải biết sử dụng phương tiện của xã hội truyền thông, internet ngày nay để đòi công lý cho các em. Xã hội dân sự Việt Nam qua việc này nên chứng tỏ vai trò cần thiết của mình trong cuộc sống hôm nay. Hai em Nguyễn Thị Hằng - SN1991 và Nguyễn Thị Thanh Thúy - SN1992, là những con người đang bị hãm hại cần được xã hội cứu gấp. 
Hà Nội, ngày 19/7/2010
HĐS
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập







'Không thể bưng bít thông tin'

Nguồn BBC

Ông Sầm Đức Xương tại tòa

Vụ 'mua dâm nữ sinh' thu hút sự chú ý của dư luận
Vụ án 'mua dâm nữ sinh' ở tỉnh Hà Giang đang thu hút sự chú ý của dư luận, nhất là sau khi có các tình tiết mới liên quan các quan chức hàng đầu của tỉnh này.
Hồi đầu tháng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản đề nghị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô vì "thiếu gương mẫu trong sinh hoạt".
Ông Nguyễn Trường Tô hồi tháng Hai đã bị cáo buộc mua dâm vị thành niên thông qua môi giới của cựu hiệu trưởng Sầm Đức Xương.
Khi kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW được đưa ra, các báo trong nước đồng loạt đưa tin.
Thế nhưng theo luật sư đại diện cho một trong các nữ sinh, đã có chỉ thị từ người đứng đầu Ban Tuyên giáo TW Tô Huy Rứa yêu cầu báo chí ngừng đưa tin về vụ này.
Luật sư Trần Đình Triển với tư cách Trưởng Văn phòng Luật Vì dân đã ký văn bản ngày 11/07/2010 gửi ông Tô Huy Rứa yêu cầu trả lời về việc mà ông gọi là "vi phạm điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước" này; đồng thời nói sẽ khởi kiện ông Rứa "nếu sự việc trên là có thật".
Đài BBC đã nói chuyện với luật sư Triển về văn bản này:
LS Trần Đình Triển: Thông tin chúng tôi có được là lệnh đó đã được đưa ra tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo TW vào thứ Ba tuần trước, và trong một tuần nay, không có báo chí nào nhắc đến vụ này nữa cả.
Tôi cho rằng những vụ án như thế này phải được giải quyết tận gốc, triệt để, phải quét bằng sạch thì mới có hiệu quả.
Thêm nữa, ông Tô Huy Rứa là người Triết học Mác Lê-nin, chuyên chính vô sản, thì khi giải quyết mọi việc cũng phải chuyên chính, giải quyết đến cùng.
Khi sự việc đang lên, đang được giải quyết tốt đẹp, có sự đóng góp của Đảng là quyết định của Ủy ban Kiểm tra TW, thì tự nhiên ông Tô Huy Rứa lại dội cả khối nước đá vào khí thế đó.
Chúng ta không thể làm như vậy được. Trước dân, trước Đảng thì phải thành thật, không thể chỉ nói hay mà làm ngược. Tôi cũng là đảng viên, và với tư cách người đảng viên vì dân, tôi sẽ đấu tranh đến cùng.
BBC: Thưa ông đã nhận được phản hồi nào từ ông Tô Huy Rứa chưa ạ?
LS Trần Đình Triển: Cả bản thân tôi và văn phòng chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ ông Tô Huy Rứa hay văn phòng Ban Tuyên giáo TW.
BBC: Nếu quả thật các báo ngừng tiếng về vụ này thì công việc bảo vệ công lý chắc sẽ gặp khó khăn, thưa luật sư?
LS Trần Đình Triển: Nói lại quá trình, thì vụ này xảy ra từ hồi khai giảng năm ngoái 2009. Khi đó báo chí cũng rộ lên đưa tin được vài ba số, ba-bốn ngày.
Khi đó báo chí cũng chỉ nói về sự bê tha c̉a một thầy hiệu trưởng thôi, chứ chưa biết được các chi tiết khác phía sau vụ án. Thế nhưng cũng ngay lập tức họ đã bị ngăn cấm.
Chính cái ngăn cấm đó đã dẫn tới việc báo chí không vào cuộc được, luật sư cũng bị khống chế tiếp cận vụ án.
Cuối cùng là các nạn nhân chỉ được nhận bản cung do công an làm và ký vào, tới khi có cáo trạng thì Viện Kiểm sát vào buộc các cháu đọc thuộc cáo trạng và ra tòa nói theo cáo trạng.
Bưng bít thông tin khiến cơ quan tố tụng gây ra hàng loạt sai phạm, họ nói dối với Đảng, với pháp luật, coi thường pháp luật.
Tới phiên phúc thẩm, tôi là luật sư, cùng với các cơ quan ngôn luận đã đưa ra ánh sáng được vụ án này.
Đã thành tính quy luật: báo chí là quyền lực xã hội. Nếu phản ánh trung thực khách quan sự thật, thì đó là điều tích cực. Còn nếu bóp méo sự thật, hay che dấu nó thì đó là điều xấu.
BBC: Văn bản của Văn phòng Luật Vì dân hết sức mạnh mẽ, và đã viết sẽ khởi kiện ông Tô Huy Rứa. Ông sẽ thực hiện theo quy trình nào ạ?
LS Trần Đình Triển: Theo luật, ông Tô Huy Rứa phải trả lời văn bản của chúng tôi. Nếu ông không trả lời, thì chúng tôi cũng có quyền khởi kiện. Đã nói thì phải làm.
Chúng tôi có các chứng cứ cho thấy ông Rứa đã chỉ thị báo chí như vậy.
Tất nhiên tôi biết, trong hoàn cảnh này, làm công việc trên không dễ.
Có những người đồng tình, nhưng cũng có người nói tôi bất bình thường. Họ bảo đáng ra tôi nên im lặng.
Thế nhưng tôi nghĩ rằng nếu ai cũng im lặng, thì đó thực sự là một nguy cơ.

==================

Luật pháp làm gì để bảo vệ trẻ em bị xâm phạm

2010-07-21
Những thông tin gần đây, quanh vụ án Sầm Đức Xương can tội mua dâm nữ sinh tuổi vị thanh niên, cho thấy sự quan ngại của dư luận đối với cách xử lý tội trạng này.

AFP
Cảnh sát Cambodia đưa bé gái Việt Nam, 11 tuổi, ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh
Theo luật pháp Việt Nam, tội  giao cấu với trẻ em và tội mua dâm người chưa thanh niên có gì khác biệt, trong quá trình điều tra thì nạn nhân có bị tạm giam để chờ ngày ra toà không, khi xét xử thì trẻ em hoặc người chưa thanh niên có được hưởng những qui định đặc biệt nào không?
Trả lời những câu hỏi của Thanh Trúc, luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh , được báo chí trong nước gọi là trạng sư của trẻ bị lạm dụng, phân biết rõ thế nào là tội giao cấu với trẻ em và thế nào là tội mua dâm người chưa thành niên, cùng những biện pháp xử lý theo luật:

Phân biệt thành niên, chưa thành niên và trẻ em

LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Cần phân biệt rõ ràng người chưa thành niên là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, còn trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đối với tội giao cấu với trẻ em thì quy định là người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đó là theo Khoản 1 của tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 - Bộ Luật Hình Sự.
Cần phân biệt rõ ràng người chưa thành niên là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, còn trẻ em là những người dưới 16 tuổi.
Khoản 2 thì từ 3 năm đến 10 năm với những tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người, có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, hoặc là gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
Khoản 3 của Điều 115 - Bộ Luật Hình Sự, tội giao cấu với trẻ em là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm trong trường hợp gây tổn

Tấm bảng cảnh cáo tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em trên đường phố ở 
Vũng Tàu hôm 25-11-2005
Tấm bảng cảnh cáo tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em trên đường phố ở Vũng Tàu hôm 25-11-2005. AFP
hại sức khỏe cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, hoặc là biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Đó là những quy định tại Điều 115 - Bộ Luật Hình Sự về tội giao cấu với trẻ em.
Thanh Trúc : Dạ thưa, còn tội mua dâm người chưa thành niên thì sao?
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Đối với tội mua dâm người chưa thành niên được quy định tại Điều 256 - Bộ Luật HÌnh Sự, thì ở Khoản 1 của tội này, người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Ở Khoản 2 của Điều 256 thì phạt tù từ 3 năm đến 8 năm với những tình tiết tăng nặng, định khung là phạm tội nhiều lần, mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Đối với tội mua dâm người chưa thành niên được quy định tại Điều 256 - Bộ Luật HÌnh Sự, thì ở Khoản 1 của tội này, người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Ở Khoản 3 của Điều 256 - Bộ Luật Hình Sự quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, với những tình tiết định khung phạm tội nhiều lần với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hoặc là biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
Tội này ở Khoản 4 còn quy định thêm là người phạm tội còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đó là tội mua dâm người chưa thành niên quy định tại Điều 256 - Bộ Luật Hình Sự.

Thanh Trúc : Xin được hỏi Luật Sư một câu ngoài lề một chút. Nếu như trong trường hợp mà người con gái ở tuổi vị thành niên kết hôn với một người đáng tuổi cha chú của mình thì điều này có phạm luật hay không, thưa Luật Sư?
LS Nguyễn Thị Hồng Liên :  Nếu mà người con gái đủ 18 tuổi, tự nguyện kết hôn với một người già thì cũng không có vấn đề gì, nhưng mà về mặt xã hội thì mình thấy nó chênh lệch về tuổi tác, nhiều khi sẽ không hòa hợp về thể xác, về tinh thần, thì cũng có ảnh hưởng tới hạnh phúc.Nhưng điều này đâu có cấm, đâu có xử phạt họ được. Chỉ đối với những trẻ em con gái

Trẻ em cũng bị rao bán trên internet
Trẻ em cũng bị rao bán trên internet. courtesy Vietnet
tuổi còn nhỏ mà cha mẹ để cho kết hôn sớm, 12, 13 tuổi, vẫn là còn trẻ em, thì bây giờ cũng có hạn chế, có bớt rồi, là do nhà nước đã tuyên truyền phổ biến pháp luật để hạn chế bớt trường hợp đó thôi.
đối với những trẻ em con gái tuổi còn nhỏ mà cha mẹ để cho kết hôn sớm, 12, 13 tuổi, vẫn là còn trẻ em, thì bây giờ cũng có hạn chế, có bớt rồi, là do nhà nước đã tuyên truyền phổ biến pháp luật để hạn chế bớt trường hợp đó thôi.
Thanh Trúc : Trở lại với hai tội danh đang đề cập đến ở đây: tội giao cấu với trẻ em và tội mua dâm người chưa thành niên, thưa Luật sư Hồng Liên, pháp luật Việt Nam xử lý những tội danh này như thế nào?
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Nhà nước xử lý rất là nghiêm khắc. Có một điều là trong quá trình điều tra thì nhà nước cũng đã quan tâm đến đối tượng trẻ em bị xâm phạm , làm rõ hành vi của những người làm hại trẻ em, nhà nước rất là cương quyết xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp này vì nó xâm phạm đến sự phát triển bình thường của trẻ em và những người chưa thành niên.

Pháp luật có đủ nghiêm để bảo vệ và răn đe

Thanh Trúc : Thưa Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, giao cấu với trẻ em hoặc mua dâm người chưa thành niên, trên nguyên tắc, theo pháp luật của Việt Nam, người mà gây ra tội tức là người xâm hại tình dục trẻ em đó có bị bắt giữ hay không, và phía nạn nhân thì có bao giờ bị công an bắt giữ hay là tạm giam để mà điều tra hay không?
giao cấu với trẻ em hoặc mua dâm trước mắt người đó sẽ bị tạm giam, tạm giam một thời gian rồi sau đó trong quá trình điều tra nếu mà nó như thế nào thì, có kết luận điều tra rồi, sẽ tiến hành tới có cáo trạng của viện kiếm sát, rồi sau đó đưa ra tòa xét xử
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Ở Việt Nam, đối với người phạm tội mà trong quá trình điều tra, chẳng hạn tội mua dâm người chưa thành niên, thì người phạm tội nếu mà đủ yếu tố phạm tội rồi thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Và tùy theo mức độ nặng nhẹ, trước mắt người đó sẽ bị tạm giam, tạm giam một thời gian rồi sau đó trong quá trình điều tra nếu mà nó như thế nào thì, giả tỷ cái tội đó nó có tính chất nghiêm trọng như thế nào, thì cái thời gian sau khi tạm giam rồi, có kết luận điều tra rồi, sẽ tiến hành tới có cáo trạng của viện kiếm sát, rồi sau đó đưa ra tòa xét xử, và rất là nghiêm khắc đối với tội xâm hại tình dục trẻ em.
Còn đối với  nạn nhân thì ở Việt Nam không có bị giam. Nạn nhân lúc nào cũng được bảo vệ, nhất là khi nạn nhân là trẻ em, là người chưa thành niên, thì trong vấn đề bị xâm phạm tình dục là luôn luôn được nhà nước quan tâm giúp đỡ. Và đối với những trẻ em chưa thành niên, tức người bị hại trong vụ án,  thì khi mà lấy lời khai của những người này luôn luôn có giám hộ là cha, mẹ, cha hoặc mẹ đi theo . Và trong quá trình điều tra, nếu khi lấy lời khai của người bị hại chưa thành niên hoặc là trẻ em mà không có giám hộ chứng kiến thì những lời khai đó xem như là vô giá trị, và khi đưa ra tòa là vi phạm tố tụng thì nhiều khi xử án sẽ bị hủy án.

Và trong quá trình điều tra, nếu khi lấy lời khai của người bị hại chưa thành niên hoặc là trẻ em mà không có giám hộ chứng kiến thì những lời khai đó xem như là vô giá trị, và khi đưa ra tòa là vi phạm tố tụng thì nhiều khi xử án sẽ bị hủy án.
Thanh Trúc : Thưa Luật Sư, thiết tưởng cũng cần phải nhắc đến những trường hợp là trong quá trình gây án, tức là trong quá trình xâm hại các nạn nhân nhỏ tuổi, thì kẻ gây hại đã dùng quyền lực hay là dùng cái uy quyền người lớn của mình để dọa dẫm, khủng bố tinh thần của trẻ, và trong quá trình điều tra kẻ gây hại cũng có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo áp lực để cho nạn nhân đâm ra sợ hãi mà không dám khai báo. Cần phải hiểu những trường hợp đó như thế nào theo khía cạnh luật pháp?
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Thường khi điều tra thì luôn luôn là điều tra viên người ta quan tâm tới chuyện nếu bên phía bị hại tố cáo là trong quá trình bị ông ta xâm phạm tình dục đã có đe dọa, hăm dọa giết chết hay là đánh chết này nọ…là điều tra viên luôn luôn làm rõ việc đó để mà có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Tại vì nhà nước đã cấm chuyện đó rồi mà bây giờ lại dùng lời lẽ đe dọa để cho người ta không dám khai báo, thì luôn luôn điều tra viên khi nắm bắt được những tình tiết như vậy thì luôn luôn khuyến khích nạn nhân khai báo rõ ràng, thành thật, khai báo những việc đã xảy ra với sự động viên của gia đình  họ.

Yếu tố gia đình trong việc bảo vệ trẻ em

Thanh Trúc : Về mặt tâm lý, thưa LS Nguyễn Thị Hồng Liên, trong những trường hợp người lớn giao cấu với trẻ em, hoặc là mua dâm người chưa thành niên, thường nạn nhân bị rơi vào những cảm giác như mặc cảm phạm tội, xấu hỗ, lo sợ, tinh thần sa sút, làm cách nào để nạn nhân có thể thổ lộ tất cả những điều không hay xảy đến cho mình, thưa Luật Sư. Bà có lời khuyên nào không?
những chuyện trẻ em có thể bị nguy hiểm thì bản thân cha, mẹ, gia đình phải làm sao gần gũi cháu gái để nắm bắt được những diễn biến, những việc xảy ra với cháu, đồng thời gần gũi với cháu để nó có thể tâm sự có thể nói lên những việc nó bị thế này nó bị thế kia để mà có cách bảo vệ nó
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Tôi làm việc rất nhiều với trẻ em, nhất là những trẻ em bị xâm phạm tình dục, thì tôi cũng nắm bắt những trường hợp là đối với những trẻ này nó thường cô đơn, nó ít có người để  gần gũi, tâm sự, thành ra nhiều khi nó rơi vào cảnh như vậy, nó không biết phải làm cách nào để báo cho mọi người bảo vệ nó.
Thì đây là điều cho mình thấy rằng cái tâm lý trẻ em người lớn phải thấy được,  những chuyện trẻ em có thể bị nguy hiểm thì bản thân cha, mẹ, gia đình phải làm sao gần gũi cháu gái để nắm bắt được những diễn biến, những việc xảy ra với cháu, đồng thời gần gũi với cháu để nó có thể tâm sự có thể nói lên những việc nó bị thế này nó bị thế kia để mà có cách bảo vệ nó. Còn khi mà phát hiện ra vụ án đã có như vậy thì gia đình phải biết báo ngay với chính quyền, công an, nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thanh Trúc : Thưa Luật Sư, phải chăng gần như ở đâu cũng vậy, đa số những kẻ có ý muốn hay có hành động giao cấu với trẻ em, hoặc là những kẻ mua dâm người chưa thành niên, đều là những thành phần có thể nói là gần gũi với gia đình của nạn nhân đó, gần gũi với chính nạn nhân đó thì mới có thế và mới có cơ hội để mà lạm dụng được nạn nhân. Chính vì thế mà cha mẹ phải dạy cho trẻ biết cảnh giác.
LS Nguyễn Thị Hồng Liên : Tôi rất là đồng ý. Tại vì những người xâm phạm tình dục trẻ em, xâm phạm tình dục người chưa thành niên, thì thường là người ta lợi dụng hoàn cảnh gần gũi mới làm được chuyện này. Chớ người xa lạ thì nhiều khi họ có sự dè dặt.
Thanh Trúc : Xin cảm ơn LS Nguyễn Thị Hồng Liên.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment