Tuesday, July 13, 2010

Chuyện lạ ở VN ( Yêu Nước lén lút ) ...Còn nỗi đau nào hơn hỡi bạn, Yêu nhưng không dám nói thành lời ......HS-TS-VN... ???


Từ Lạng Sơn xin hiệp thông với những tấm lòng yêu nước

HS-TS-VN ở Hà Nội by chick lizzie.Kính gửi Ban biên tập Bauxite Việt Nam.
Là một người sinh trưởng tại Lạng Sơn, một tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, nên từ nhỏ tôi đã từng nghe kể chuyện Trung Quốc dời cột mốc để lấn đất của ta. Khi lớn lên tôi cũng biết chuyện người ta lừa gạt đưa nhiều phụ nữ quê tôi bán sang Trung Quốc, cuộc sống của họ thật lầm than, tủi nhục... và nhiều vấn đề khác nữa.
Tôi cũng được nghe bố tôi kể lại về cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc, mà tỉnh Lạng Sơn đã bị tàn phá nặng nề, biết bao người dân bị sát hại dã man, đến nay vẫn còn để lại nhiều dấu tích. Bố tôi đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến này và ngày nay vẫn mang nặng một nỗi xót xa trong lòng khi thấy bao nhiêu đồng đội của mình đã nằm xuống để rồi đất nước vẫn không được bảo toàn.

Ải Nam Quan ở ngay vùng địa đầu quê tôi đã thuộc về Trung Quốc, các biển đảo của nước ta phần lớn đã mất chủ quyền… Tôi đau đớn khi biết Trung Quốc đã chiếm lấy Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Là một thanh niên có may mắn, được học tập và tìm hiểu thông tin, tôi cảm thấy phấn khởi khi khắp miền đất nước nhiều người đã mạnh dạn lên tiếng phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc qua việc vẽ trên tường 6 chữ HS.TS.VN. Chỉ vỏn vẹn 6 chữ, nhưng tôi cảm nhận được sự quyết tâm của các bạn trẻ, của mọi người dân khi viết lên 6 chữ đó, bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến với mình, chỉ vì Nhà nước không cho phép người dân bảo vệ đất nước thân yêu!
Hiệp thông với những tâm hồn yêu nước nói trên, tôi cũng muốn góp phần nói lên tâm tình của một người thanh niên xứ Lạng, nên đã viết 6 chữ này tại một vài địa điểm trong thành phố. Lòng tôi vui khi nghĩ rằng ít nhất lần này dân xứ Lạng có góp phần lên tiếng phản đối hành động xâm lăng của nước láng giềng nhiều tham vọng. Vẽ từng vạch để hoàn thành 6 chữ HS TS VN, vẽ mỗi vạch như một lời xác quyết với chính mình: tôi quyết góp tiếng nói, góp hành động để cùng mọi người  bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thân yêu. 
Xin gửi đến quý vị và các bạn vài bức ảnh ghi lại 6 chữ HS.TS.VN mà tôi đã vẽ tại Thành Phố Lạng Sơn quê tôi.
clip_image002
clip_image004
clip_image006
Trần Quân
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

---------------ooOoo---------------

Nghĩ về chữ “Đại” trong quốc hiệu nước ta qua các thời kỳ

 

Nguyễn Hữu Quý
imageNgày nay, khi mà ngoài Biển Đông, người TQ đang “làm mưa làm gió”, họ thích bắt ngư dân ta lúc nào là tùy ý, người VN hiện nay như những kẻ yếu hèn, bạc nhược; hình ảnh ngư dân phải giơ tay như đầu hàng khi bọn cướp dưới sắc phục quân đội TQ, chúng ta cảm thấy nhục nhã; người VN ta khí tiết là thế, anh dũng là thế, yêu nước là thế, có lịch sử oai hùng là thế... mà phải im lặng.
Thôi thì ta còn yếu về súng đạn, điều kiện chưa cho phép để “nhìn thẳng quân thù mà bắn”, nhưng đến báo, đài cũng không được quyền nói, có nghĩa là, chúng ta, dân tộc ta đã không còn là ta nữa rồi; ta đã mất cả tự tin (tự đánh mất mình), đánh mất đi chính cái mà hàng ngàn năm nay dân tộc ta đã tạo nên “thương hiệu”... Ôi, chả biết rồi từ nay về sau dân tộc ta sẽ trôi dạt theo hướng nào nữa!

Trên cái “nền” suy nghĩ ấy, với kiến thức lịch sử của một người có nghề nghiệp chính thuộc lĩch vực khoa học kỹ thuật, nhưng yêu lịch sử nước nhà, tôi nghĩ đến chữ “Đại” trong Quốc hiệu nước ta, tại sao ông cha ta lại dùng chữ Đại để đặt tên cho Quốc gia của mình?
Ta có thể tóm tắt lịch sử nước nhà như sau:
- Thời tiền sử
- Kỷ Hồng Bàng
- An Dương Vương
- Bắc thuộc lần I (207TCN-40), gồm nhà Triệu 207-211TCN và Hai Bà Trưng 40-43;
- Bắc thuộc lần II (43 - 541), giai đoạn này có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602);
- Thời kỳ phong kiến độc lập:
Năm 905 Khúc Thừa Dụ đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, Đại Cồ Việt trải qua các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và 40 năm đầu của nhà Lý. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt, Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ XI, XII), nhà Trần (thế kỷ XIII, XIV), nhà Hồ (đầu thế kỷ XV), nhà Hậu Lê (thế kỷ XV, XVI, XVII, XVIII), Nhà Mạc (thế kỷ XVI), nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII).
Như vậy, ngay sau khi giành được độc lập, ông cha ta đã đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt; và chữ “Đại” đi liền từ đó cho đến năm 1804 (Triều Gia Long), tổng cộng là: 1804-968=836 năm (cần nhớ là, khi mới độc lập vào năm 968, diện tích nước ta còn rất nhỏ, chỉ từ Đèo Ngang - Hà Tĩnh trở ra).
Sau này, đến triều vua Minh Mạng (tên thật của ông là Nguyễn Phúc Đảm), ông thấy rằng nước nhà đã mở cõi về Nam (như ngày nay), ông lại đặt Quốc hiệu là Đại Nam (1820-1841).
Rõ ràng là: mặc dù diện tích nước ta nhỏ, ngay cả trong thời kỳ phong kiến độc lập cũng luôn bị “Thiên triều” quấy phá, phải triều cống..., nhưng trong tư duy nước lớn, ông cha không kém cạnh với ngay cả với Trung Hoa.
Nghĩ như vậy để ta thấy rằng:
- Thế hệ chúng ta ngày nay có điều kiện để phát triển đất nước, nhưng ngay trong tư duy nước lớn, thế hệ chúng ta còn thua ông cha ta cách đây hơn 1.000 năm (ngày mới giành độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc).
- Mình không muốn lớn, có nghĩa là dân tộc ta nhỏ lại, chấp nhận là kẻ “nhược tiểu”, đây là tư tưởng hủ bại; sống bên cạnh một nước lớn hung hăng, có lịch sử xâm lăng tàn bạo, dân tộc Trung Hoa đã và luôn có những bạo chúa khát máu và hiện nay vẫn còn những bạo chúa mặc áo cổ cồn, bắt tay, vỗ vai, tỏ ra thân thiện nhưng vô cùng thâm hiểm... nếu dân tộc ta không có tư duy nước lớn như ông cha ta đã từng làm thì sớm muộn cũng chỉ là nô lệ, mất dần đất đai, biển cả...
Vài điều trăn trở nêu trên để cùng với bạn đọc chúng ta cùng suy ngẫm!
18.5.2010
NHQ
Nguồn: trannhuong.com


Những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

Blogger Người Buôn gió

Ngày bé, híc lại kể chuyện ngày bé vậy.

Nhà mình có cái tivi đen trắng, hàng xóm đến xem rất đông. Hồi đó trên tivi chiếu nhiều vở kịch nói, chèo, cải lương về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, chống bọn triều định thối nát, tinh thần dân tộc. Như những vở kịch về khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn, khởi nghĩa cờ lau Hoa Lư. Hay những bộ phim nhựa nước ngoài như Ro Bin Hút, Giắc Cu người nông dân nổi dậy và cái phim gì về Mút ta pha gì gì của Trung Á.

Ngày ấy tinh thần khởi nghĩa của nông dân ta được tô vẽ liên tục, người xem ai cũng nức lòng tự hào, những bộ phim, sân khấu đó cũng làm cho cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945 của nhân dân ta rất hào hùng và chính nghĩa. Nhiều, rất nhiều những thể loại ca ngợi nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân. Xem xong thấy một điều là bọn ngoại xâm hay bọn triều đình sâu mọt, bán nước đều sẽ bị nhân dân ta tiêu diệt. Bọn trẻ xem xong bị ảnh hưởng còn lập trò chơi làm quân khởi nghĩa và quân địch. Thằng nào cũng tranh nhau ở phe quân khởi nghĩa, quân du kích. Cãi nhau chí chóe rồi làm quân khởi nghĩa tất, chả có thằng nào làm quân xâm lược hay quân triều đình. Rút cục đi tìm thấy mấy thằng khu phố khác khoác thành do thám quân Hán hay quân triều đình đi bắt chúng nó về lập công.

Tự dưng dạo này để ý, những thể loại sân khấu, phim ảnh kiểu đó mất tích trên truyền hình. Người ta không diễn và làm những phim như vậy nữa. Thay vào đó là cảnh sát hình sự, nhật ký Vàng Anh, gió qua miền tối sáng, bỗng dưng muốn khóc… những loại phim lỡ có xem xong chả đọng lại cái gì, thông điệp của phim nhàn nhạt, vô bổ, vô hại. Xem những loại này xong chỉ thấy tiếc là bây giờ thời buổi thoáng quá, giá như trẻ lại thì tha hồ dụ gái để ‘’phịch’’.

Thôi thì mỗi thời một khác, ảnh hưởng văn hóa ngày xưa là chống ngoại xâm, chống bọn triều đình thối nát cho nên trẻ con chỉ máu làm anh hùng, ra đường động tí đấm nhau. Bây giờ thì trẻ con chỉ nghĩ sao nhắn tin cho nó mùi mẫn, đầu tóc, quần áo sao cho mình thành ‘’hot’’ hấp dẫn bạn khác giới để được ‘’yêu’’ nhiều nhiều. Như bạn trẻ Hoàng Thùy Linh, ‘’phịch’’ nhau xong báo chí ca ngợi bạn đã bước qua ‘’thử thách’’ giờ vững vàng, thế là nhiều bạn khác cũng muốn tạo qua ‘’thử thách’’ rồi bước qua cho nên clip này nọ ngày càng nhiều.

Tóm lại những cuộc khởi nghĩa hào hùng của giai cấp nông dân đã bị truyền hình ngày nay dập tắt, thay vào đó là cuộc khởi nghĩa về tình dục của thế hệ xì tin. Trên báo chí ngày nay khi bình về các tác phẩm không thể thiếu đoạn ‘’sex’’ đoạn ‘’nóng’’ hay ‘’lộ hàng’’…

Ảnh hưởng máu chiến đấu, làm loạn trong các cuộc khởi nghĩa có lẽ đã được đại bộ phận nhân dân yêu chuộng hòa bình và nhà nước đồng thuận, nhất trí cao là không nên sản xuất nhiều, chiếu nhiều khiến trẻ con bị ảnh hưởng.

Còn ảnh hưởng của ‘’sex’’ thì dù sao cũng không gây tác động đến sự ổn định của đất nước, cho phép tung hoành, em Tư, em Diệu rồi em Kiều Như tha hồ kể chuyện làm tình công khai, được khuyến khích với kiểu bình luận. ‘’Sex’’ nhưng không thô, vẻ đẹp của tình yêu…

Thế rồi tự nhiên trời yên biển lặng, các cuộc khởi nghĩa vốn đã bị dập tắt trên truyền hình từ lâu. Bỗng một ngày bố con nhà Lý Huỳnh bỏ ra 12 tỷ để làm cái phim Tây Sơn hào kiệt ca ngợi tinh thần nổi dậy chống triều đình chia rẽ, mục nát và bọn xâm lược phương Bắc. Lập tức giới phê bình sững người, sau đó hoàn hồn lập tức múa bút chỉ trích nào là phim vụng về, thiếu sót, khiên cưỡng làm xấu hình ảnh này nọ…



Tây Sơn hào kiệt


Làm phim về lịch sử, từ trước đến nay nhà nước còn chả làm bộ phim nào ra hồn huống chi là tư nhân. Bởi thế người Việt Nam chỉ xem phim lịch sử của Tàu. Thử hỏi xưa đến giờ đã có bộ phim lịch sử nào ra hồn như bố con nhà Lý Huỳnh làm không mà vặn vẹo. 12 tỷ đó mà quay phim yêu đương, ăn chơi thì dễ lắm, vì các nhà hàng, khách sạn, khu sinh thái nếu có cảnh quay ở đó họ còn miễn phí, thậm chí chi thêm tiền để được quảng cáo nhờ phim. Dựng phim lịch sử chỉ có bỏ tiền ra mà tiêu.

Đáng nhẽ nhà nước phải bỏ thêm tiền để ủng hộ hay cùng làm cho phim được bớt thiếu sót hơn. Nhưng có thể phim này nói đến khởi nghĩa chống triều đình, đánh giặc Thanh. Tội ấy phải để cho phê bình nó đập bét nhè, đừng nói chuyện chi cho tiền mà làm. Xem ra bố con nhà Lý có tinh thần dân tộc nhưng nhãn quan chính trị kém quá, làm mẹ nó phim gì nội dung kiểu hòa thuận, đồng lòng với triều đình thì tha hồ nhận đầu tư, tha hồ bớt xén, tha hồ được bọn bồi bút ca ngợi. Đâu đến nỗi lo lời, lỗ, lại bị chúng nó chỉ trích.

Qua những gì báo giới và thái độ của cơ quan văn hóa Việt Nam, chắc hẳn không còn ai nghĩ đến chuyện làm phim lịch sử nội dung khởi nghía, nổi dậy gì nữa.

Có khi giờ viết kịch bản vụ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc kiểu nhìn lại với sự thông cảm và những biện hộ như vì ngoại giao, không muốn chiến tranh gây tang tóc khổ đau cho nhân dân. Có khi lại được mớ tiền to.

Nguồn: http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/456  


No comments:

Post a Comment