Saturday, July 24, 2010

Trung Quốc bực tức trước sự đả kích về vấn đề quần đảo Trường Sa

Friday, 23 July 20100 y kien
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng là đã rất bực tức trước sự đả kích tại cuộc họp. Ảnh : AP

Các nhà ngoại giao cho hay Trung Quốc đã bị lúng túng trong ngày hôm nay khi nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN nêu lên vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Spratly, là quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa và Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Một đại biểu tại hội nghị nói với hãng thông tấn Reuters rằng Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng là đã rất bực tức trước sự đả kích tại cuộc họp kín.
Các nhà ngoại giao cho biết 12 trong số 27 các nước tham dự hội nghị đề nghị áp dụng một đường lối đa phương để giải quyết các vấn đề trên biển như vấn đề Trường Sa – nơi mà Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối Asean tuyên bố có chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.
Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện trong vùng biển này trong thời gian gần đây và nhất mực đòi giải quyết vụ tranh chấp với riêng từng nước một.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nằm trong số những người nêu lên vấn đề này tại cuộc họp ở Hà Nội.

Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN

Friday, 23 July 20100 y kien
Tổng thống Mỹ Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton (DR)
Phát biểu vào hôm nay tại Hà Nội trước Diễn đàn An Ninh Khu vực ARF của khối ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã loan báo ý định của Tổng Thống Barack Obama, mời các đồng nhiệm Đông Nam Á qua Mỹ vào mùa thu tới, để cùng họp với ông, nhân Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN lần thứ hai.
Theo bà Hillary Clinton, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Diễn Đàn ARF là hai yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho châu Á, vì thế Hoa Kỳ mong muốn “ủng hộ và làm việc chặt chẽ hơn với hai định chế này”. Theo ngoại trưởng Mỹ, “Chính trong mục tiêu đó mà tổng thống Obama dự kiến mời các lãnh đạo Asean qua Mỹ tham dự một hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN thứ hai vào mùa thu”. 
Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, bà Hillary Clinton cũng cho biết là vì vấn đề ‘’lịch trình làm việc’’, Tổng Thống Mỹ sẽ không thể đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 10 tới đây. Chính bà Clinton sẽ thay mặt ông Obama trở lại Việt Nam vào dịp đó. 
Tuy nhiên, Tổng Thống Mỹ rất có thể sẽ qua Indonesia vào năm 2011 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức đồng thời với Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Việt Nam từng mong muốn mời được ông Obama qua Việt Nam trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch ASEAN. 
Xin nhắc lại là việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh – Asean là một trong những phương thức do Hoa Kỳ xúc tiến nhằm nâng cấp quan hệ với Hiệp hội Đông Nam Á. Hội nghị lần thứ nhất đã được tổ chức tại Singapore vào tháng 11 năm ngoái bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC. 
Riêng về quan hệ Việt-Mỹ, vào hôm qua, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có cuộc tiếp xúc với thủ tướng CSViệt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo báo chí Việt Nam, nhân dịp này ngoại trưởng Mỹ đã tiết lộ khả năng Tổng Thống Barack Obama sẽ đi thăm Việt Nam khi cho biết là cuối tháng 10 tới đây, bà sẽ trở lại Hà Nội tham dự cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á và chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama trong năm 2011.
Nhận xét chung về quan hệ Việt Mỹ nhân chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ, Lucie Moulin, thông tín viên RFI tại Hà Nội phân tích :
“Bà Hillary Clinton đã tng đến Vit Nam, cách nay 10 năm. Vào lúc đó, bà đi cùng chng là tng thng Bill Clinton thc hin mt chuyến công du lch s. Đó là ln đu tiên, mt tng thng M thăm Vit Nam k t sau cuc chiến tranh. Vào thi đim đó, chuyến đi ca ông Clinton đã b mt b phn công lun Hoa Kỳ ch trích.
T đó đến nay, hai nước đã nhích li gn nhau hơn. M tr thành nhà đu tư nước ngoài hàng đu ti Vit Nam và dưới chính quyn Obama, quan h hai nước phát trin mnh trong lĩnh vc nhân đo vi nhng tiến trin trong h sơ cht đc da cam và vn đ tìm kiếm lính M mt tích trong chiến tranh. Hơn thế na, hai k cu thù gi đây coi nhau là nhng đi tác chiến lược bi vì c hai bên đã tìm thy nhng mi quan tâm chung, đó là nh hưởng v kinh tế, quân s ngày càng gia tăng ca Trung Quc ti châu Á.
Bên cnh đó còn có nhiu h sơ khu vc như cuc khng hong ht nhân Bc Hàn, vn đ bu c ti Miến Đin hoc tranh chp v ch quyn ti Bin Đông gia Trung Quc và nhiu nước Đông Nam Á. Nhân quyn vn là ch đ gây căng thng. Ngoi trưởng M Hillary Clinton ngày hôm qua, đã hai ln nêu ra vn đ này. Thế nhưng, đi vi Vit Nam cũng như Hoa Kỳ, thì không nên làm tn hi mi quan h quý báu gn bó hai bên”.
Nguồn : Trọng Nghĩa / RFI

Đô đốc Mỹ Mullen: Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn

Friday, 23 July 20101 y kien
Ðô đốc Mullen nói rằng Hoa Kỳ, cũng như các nước khác, sẽ phải thích ứng với sự tăng cường hùng hậu của hải quân Trung Quốc. Ảnh: AP
Sỹ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ nói rằng tất cả mọi quốc gia đều phải điều chỉnh lại vị thế quân sự để đáp lại khả năng hải quân ngày càng lớn mạnh của trung Quốc, nhưng nước Mỹ sẽ không để cho bị đẩy ra khỏi Hoàng Hải.
Trong khi tình trạng căng thẳng đang gia tăng về kế hoạch của Hoa Kỳ mở thao dượt hải quân với Nam Hàn, Chủ tịch Ban tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, hôm thứ Sáu lên tiếng rằng Trung Quốc đã đi theo đường lối ngày càng hung hăng hơn trong các vùng biển gần nước họ.
Một ngày trước đó, Đô đốc Mullen nói rằng ông đã đi từ cảm nghĩ “tò mò” sang “quan ngại“ trước những ý đồ của Trung Quốc.
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ, cũng giống như các nước khác, sẽ phải thích ứng với sự tăng cường hùng hậu của hải quân Trung Quốc, là nước đã chống đối những cuộc thao dượt quân sự giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên trong biển Hoàng Hải vào Chủ nhật.
Nhưng ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ không ngừng hoạt động trong các khu vực mà Hoa Kỳ coi là trọng yếu, gồm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Mullen còn nói là Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn trong việc lên tiếng nhận chủ quyền tại các phần lãnh thổ như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các chuỗi đảo có tiềm năng cao về dầu khí này là trọng tâm tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia quanh vùng biển Đông.
Tại một diễn đàn ở Hà Nội hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng việc bảo đảm cho tự do thông thương và tôn trọng công pháp quốc tế trong khu vực này là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ.
Nguồn : VOA

Biển Đông là vô căn cứ và làm xáo trộn trật tự thế giới

Friday, 23 July 20102 y kien

Phái Bộ Thường Trực của Cộng hòa Nam Dương
Tại Liên Hiệp Quốc
New York
Số 480/POL-703/ VII/10 BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC
Ngày 8 tháng 7, 2010

Kính gửi ngài Ban Ki-moon
Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc
Fax. 212-963-2155

Bản sao gửi:
Vụ Đại Dương và Luật Biển, Phòng Luật pháp- Liên Hiệp Quốc
(Division on Ocean Affairs and Law of the Sea-DOALOS, Office of Legal Affairs- United Nations)

Phái bộ Thường trực của Cộng hòa Nam Dương tại Liên Hiệp Quốc kính gửi lời chào trân trọng tới Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và xin Ngài lưu ý tới bản luân lưu của Phái bộ Thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc số CML/17/2009 đề ngày 7 tháng Năm 2009, đặc biệt là bản đồ đính kèm diễn tả cái gọi là “quyền bất khả tranh cãi của Trung Quốc trên các hòn đảo tại biển Nam Hải cùng vùng biển quanh chúng, và quyền sở hữu và phán quyết trên vùng biển đó cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển”. Chúng tôi hân hạnh trình bày như sau:
1) Nam Dương không là một quốc gia tranh giành quyền sở hữu tại biển Nam Hải, và do đó, đã đóng một vai trò không bênh ai nhưng năng nổ trong việc tạo lập các biện pháp gây lòng tin giữa các quốc gia đòi chủ quyền và tạo lập một không khí hòa bình qua nhiều buổi làm việc về vấn đề biển Nam Hải từ năm 1990. Cụ thể cố gắng này đã trải đường cho việc chấp nhận “Tuyên ngôn về cách Hành xử của các bên về biển Nam Hải” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea ) vào năm 2002;
2) Nam Dương cũng đã theo dõi sát sao các tranh luận về bản đồ trên mà nhiều người cũng gọi là “bản đồ của chín lằn chấm”. Cho tới nay chưa có một lời giải thích nào về căn bản pháp lý, phương pháp vẽ, và nguyên trạng của những lằn chấm rời rạc này. Hình như những lằn chấm rời rạc đó vẽ vùng biển quanh các các địa hình nhỏ trên mặt nước đang được tranh giành trong biển Nam Hải. Không kể tới ai làm chủ những địa hình đó, Nam Dương xin nhân cơ hội này lưu ý tới lập trường của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới vùng biển quanh các hòn đảo nhỏ và bãi đá trên biển, như đã chứng tỏ qua các tuyên bố sau:
a. Phát ngôn của ngài Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tại Cuộc họp thứ 15 của Cơ quyền Quốc tế về Đáy Biển (Internaltional Seabed Authority-ISBA) tại Kingston, Jamaica tháng Sáu 2009, đặc biệt nhắc rằng “Tuyên bố sở hữu vùng kinh tế đặc quyền và vùng bờ đại lục lấy bãi đá […] làm địa điểm, gây những quan tâm quan trọng của Công ước và của cộng đồng quốc tế”. Ngài Đại sứ còn nhắc tiếp lời phát biểu của Đại sứ Arvid Prado của Malta là “nếu đặc quyền 200 dặm quanh các hòn đảo nhỏ không người ở được lập ra thì việc quản lý của quốc tế trên vùng biển ngoài pham vị phán xét của các quốc gia sẽ bị vô hiệu hóa nghiêm trọng”.
b. Phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị thứ19 của các Quốc gia thành viên của Luật Biển (State Parties on the Law of the Sea-SPLOS) họp ngày 22-26 tháng Sáu tại New York, khẳng định lại rằng “theo Điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea-UNCLOS), các bãi đá tự nó không giúp cho người có thể sinh sống hoặc có đời sống kinh tế sẽ không phải là vùng đặc quyền hoặc bờ đại lục”.
3) Theo chiều hướng đó, phát ngôn của các đại diện khả kính của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc cũng áp dụng vào trường hợp ở biển Nam Hải và vì thế chỉ đương nhiên đúng đắn khi coi những điểm đất đá nhỏ xa xôi trong biển Nam Hải là không xứng đáng có vùng kinh tế đặc quyền hoặc bờ đại lục riêng của chúng. Cho phép dùng các bãi đá không người ở, bãi san hô và đảo san hô giữa đại dương biệt lập với đất liền làm điểm mốc để tạo lập sở hữu một vùng biển là gây quan ngại cho nguyên tắc căn bản của Công ước và xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế.
4) Vì thế, đúng như các phát ngôn đó (của Trung Quốc), cái gọi là “bản đồ của chín lằn chấm” trong văn bản luân lưu số CML/17/2009, rõ ràng là thiếu căn bản pháp lý quốc tế và hầu như làm xáo trộn UNCLOS 1982.
Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nam Dương vinh dự yêu cầu ngài Tổng thư ký chuyển giao ghi chú này tới toàn thể các thành viên của Ủy ban giới hạn bờ Đại Lục (Commission on the Limits of the Continental Shelf—CLCS) và mọi quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cùng là toàn thể thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Nhân dịp này Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nam Dương xin một lần nữa gửi lòng trân trọng sâu đậm nhất tới Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
New York, 8 tháng 7, 2010
Phái bộ thường trực của nước Cộng hòa Nam Dương
KÝ TÊN và ĐÓNG DẤU
Phùng Liên Đoàn phỏng dịch


No comments:

Post a Comment