Friday, April 1, 2011

Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ 11, Đảng vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin.


AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh (P), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (T), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (thứ hai từ trái) tại Hà Nội hôm 20 tháng 5 2010

Vì sao một Đảng viên dự tính đốt thẻ Đảng?

2010-09-12
Cách nay 6 tháng, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ đã từng khiến dư luận xôn xao, khi ông đề nghị “loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc”.


Mới đây, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ 11, Đảng vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Vì sao một trí thức, từng là cựu chiến binh, có 30 năm tuổi Đảng, thành viên của một gia đình từng là cơ sở nuôi dưỡng, che giấu các lãnh tụ của Đảng CSVN trước tháng 8 năm 1945 lại suy nghĩ và quyết định hành động như thế? Trân Văn có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ.

Dứt khoát ly khai nếu ...

Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi được biết ông vừa tuyên bố sẽ đốt thẻ Đảng trước hàng ngàn sinh viên, thông tin này có đúng không?
Tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ

Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Tôi xin cải chính một chút, tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng.
Nếu không có điều kiện đốt thẻ Đảng của tôi trước hàng ngàn sinh viên thì tôi có thể chụp ảnh, quay phim cảnh tôi đốt thẻ và tôi sẽ viết cho những sinh viên Việt Nam, những thanh niên Việt Nam.
Tôi phải nói điều đó vì người ta sẽ cho tôi vào Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai và quay phim, chụp ảnh rằng: “Đấy là một thằng tâm thần”. Họ đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả những kế hoạch đó. Tôi được biết tất cả những kế hoạch đó thông qua một người bạn của tôi ở Bộ Công an.

Căn nguyên của những bất cập 

Trân Văn: Thưa ông, hồi tháng 3 vừa qua, trong thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuy ông đề nghị loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc, song ông cũng khẳng định sẽ tuyệt đối trung thành với dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập.
Vì sao chỉ trong vòng sáu tháng, một trí thức, một cựu chiến binh từng cầm súng tham gia giải phóng miền Nam, một đảng viên có 30 năm tuổi Đảng như ông lại chuyển từ “tuyệt đối trung thành với Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập” sang “đốt thẻ Đảng”?
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Sáu tháng là một khoảng thời gian khá dài cho người luôn luôn đau đáu nghĩ về dân tộc, nghĩ về đất nước để mà đánh giá lại toàn bộ những gì mà tôi cảm nhận được.
Đầu tiên tôi thấy rằng, cần phải có một Đảng cực mạnh và đó là Đảng CSVN để mà lãnh đạo dân tộc này như là thời đầu tiên của Hàn Quốc, của Singapore. Thế nhưng cái Đảng cực mạnh đó phải là Đảng có Bộ Chính trị cực giỏi, cực kỳ có đức, nghĩ đến đất nước này, nghĩ đến dân tộc này.
Lúc đầu, tôi còn rất tin tưởng, thế nhưng, sau này, nhìn vào quá trình vận động trong sáu tháng vừa rồi, tôi thấy rằng họ không đủ bản lĩnh để kiên cường với một lũ tham nhũng. Bọn tham nhũng không tin gì vào Chủ nghĩa Mác-Lênin đâu. Chúng nó đang lợi dụng tất cả.
Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta đang thấy hiện nay. 

Thế nào là “truyền thống”? 

Trân Văn: Chúng tôi được biết, cụ thân sinh của ông đã từng là người nuôi dưỡng nhiều lãnh tụ của Đảng CSVN như: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt,… còn ông thì là một Đảng viên có 30 năm tuổi Đảng. Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ, nhiều thành viên trong gia đình của ông đã tự nguyện gắn kết, phục vụ Đảng CSVN. Thế thì tại sao ông lại quyết định từ bỏ Đảng? Khi tuyên bố “đốt thẻ Đảng”, ông có nghĩ đến truyền thống gia đình?
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Tôi xin trích một lời của Engels, có thể là tôi không nhớ thật chính xác. Câu đó như thế này: Truyền thống là kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Chúng ta học tập ở truyền thống rất nhiều điều nhưng không thể lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. 
Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta đang thấy hiện nay. 
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ

Tôi rất ấn tượng về câu nói đó. Đến giờ thì tôi thực thi đúng điều mà Enghels nói khi mà ông ta còn trẻ.
Bố tôi là một người cực kỳ yêu nước nhưng mà cực kỳ công bằng.
Ông có thể hy sinh tính mạnh để bảo vệ những người đặc biệt ưu tú của dân tộc như: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt... Lúc bấy giờ, dưới con mắt của bố tôi, của mẹ tôi thì họ là những người cực kỳ yêu nước và giải phóng cho dân tộc này, chứ không hề có chút nào gọi là Mác-Lênin ở đây cả…
Sau Cách mạng thành công, có một lần ông được mời dự “gia đình có công với cách mạng” ở Hội trường Ba Đình, rồi lui về làm vườn và dặn những đứa con của ông rằng: Chúng mày không được làm chính trị!
Có lẽ ngay từ lúc đó, ông đã hiểu những thứ mà ông không thích.
Truyền thống của gia đình tôi là truyền thống yêu nước. Bố tôi được kết nạp Đảng năm 1939. Khi mà tôi hỏi Chủ nghĩa Cộng sản là gì thì ông cười và nói: Mày đọc “Dế mèn phiêu lưu ký”…
Đấy! Tôi không phản bội lại truyền thống gia đình nhà tôi. Gia đình nhà tôi là một gia đình quyết tử cho đất nước này độc lập và tự do.
Trân Văn: Cám ơn ông Đỗ Xuân Thọ.

**************************************

Không chỉ tội buôn dân bán nước, Việt cộng còn phạm tội trọng sỉ nhục Tổ Tiên?

Saturday, 11 September 20103 y kien
babui_092010_5 Rồng lai -giun sán lải - Ba Đình

Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim

“LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG”


GS Nguyễn Đăng Hưng

Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!
Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.
Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân.
Chi tiết nhỏ này không thể cứu vãn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!
Trời ! Ai có thể ngờ Việt Nam ngày nay có thể như vậy!
Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?

  
Vì thiếu kỹ thuật, thiếu điều kiện, thiếu tài năng (hay không muốn người thật tài thực hiện!), ai đó đã chọn giải pháp dễ dãi nhờ đến “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành”, một cái tên gợi ý rất rõ: đây là sản phẩm của Trung Quốc!
Than ôi, người ta vô tình (hay cố ý ai biết!), đang dẫn dắt dân Việt chúng ta tiến nhanh tiến mạnh đến bóng đêm của ngàn năm lệ thuộc!
Chúng ta đang thấy nhan nhản ngày nay văn hóa Thăng Long cổ kính, trong sáng, thanh lịch ngày càng phai nhạt…
Chúng ta than trách tại sao người lo bảo tồn văn hóa không thể hiện nét văn hóa cần thiết. Sơn phết màu mè, pha trộn, giả cổ là phổ biến…
Chỉ có mấy phút hình ảnh thôi mà những điều nhiều các nhà văn hóa đích thực thường trăn trở, lo âu bấy lâu nay, như được mở toang ra, một sự kiện có sức tố cáo đanh thép trước công luận: Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoản cách những bước đi nhỏ… Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.
Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!
Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi !
Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?
Tp Hồ Chí Minh, 18h45 ngày 10 tháng 9 năm 2010.
*
Ý KIẾN CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
“Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp”.

———————

Phim Việt sao lai Trung Hoa?

Phim Lý Công Uẩn - đường tới Thăng Long do Cty Cổ phần Truyền thông Trường Thành của Tàu diễn thuê


Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu- đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc;  thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…
*
Dự kiến lên sóng trong tháng 9- 2010 nhưng đến thời điểm này, bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long (19 tập, Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất) chưa được cấp phép trình chiếu, đang phải đối diện với công việc sửa chữa mà theo những người “biết việc” thì công việc này không thể hoàn thành trong một sớm, một chiều.

Yếu tố Trung Hoa quá rõ
Gần 2 tháng trước, đơn vị sản xuất đã tung đoạn phim giới thiệu lên sóng với mục đích quảng cáo cho dự án, thu hút sự quan tâm của người xem. Lập tức, có nhiều ý kiến cho rằng những hình ảnh trong phim quá giống phim dã sử của Trung Quốc.
Phản hồi ý kiến này, ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành,  cho rằng VN chưa có truyền thống làm phim lịch sử, chưa có những phim lịch sử được dư luận ghi nhận… nên cũng chưa có gì để làm đối sánh là phim lịch sử VN phải thế này, thế kia.
Còn tiến sĩ Nguyễn Thị Tình- họa sĩ thiết kế trang phục của phim – là người có hàng chục năm nghiên cứu về trang phục VN, cũng từng có thời gian nghiên cứu trang phục cho dự án phim truyện nhựa Thái tổ Lý Công Uẩn (dự án phim Nhà nước đặt hàng cho Hãng phim Truyện VN sản xuất đang tạm dừng- PV) thì quả quyết: “Dựa trên các tiêu chí như khoa học, dân tộc và đại chúng, tôi đã cố gắng hết sức để trang phục của phim  thực sự là VN”.
Tuy nhiên, những lo lắng của dư luận đã thành hiện thực. Một đạo diễn truyền hình có trách nhiệm xem phim cho biết: “Do bận đi công tác, tôi mới xem 2 tập nên không dám bàn về nội dung. Còn cảm nhận cá nhân thì phim tràn ngập không khí Trung Hoa”.
Cũng theo đạo diễn này, chính vì bộ phim thiếu chất Việt nên đã phải chuyển cho Hội đồng Duyệt phim Quốc gia thẩm định. Được biết, sau khi xem toàn bộ 19 tập phim, cảm nhận chung của phần lớn các thành viên trong hội đồng cũng là “yếu tố Trung Hoa rõ quá”.
Cũng có ý kiến cho rằng bộ phim đã không đề cập và  khắc họa rõ nét những chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong giai đoạn lịch sử mà bộ phim đề cập.
Kết cục, thay cho việc lên sóng trong tháng 9 như kế hoạch, bộ phim sẽ phải sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng Duyệt phim.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hội đồng yêu cầu đơn vị sản xuất phải lược bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa, những bối cảnh có đông quần chúng là người Trung Hoa diễn xuất, những lời thoại không phù hợp… Nghe có vẻ đơn giản nhưng có làm phim mới biết việc sửa chữa một tác phẩm khi đã hoàn thiện không đơn giản chỉ là việc cắt cúp.

Cái giá phải trả
Kịch bản được viết bởi một “tay ngang”- ông Trịnh Văn Sơn – sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa – tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính – “chuốt lại”.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu- đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc;  thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…
Cuộc “chơi sang” của đơn vị sản xuất cũng khiến đơn vị này phải đối diện với không ít thách thức là làm sao để bộ phim làm về lịch sử VN giữ được bản sắc Việt và không khí thuần Việt. Đây cũng chính là điều mà những ai quan tâm đến các dự án phim lịch sử hướng tới đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội đều lo lắng.
Với tư cách là chuyên gia cố vấn về bối cảnh đạo cụ và văn hóa của phim, họa sĩ Phan Cẩm Thượng  trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Tạp chí Hồn Việt chia sẻ: “Phim do hãng tư nhân đầu tư nên trang phục nào cần thì may, còn không thì thuê vì nếu tất cả trang phục đều phải may thì kinh phí rất lớn.
Một bộ áo giáp giá 5.000 tệ (khoảng 15 triệu đồng) mà mỗi tướng lĩnh ra trận cần từ 3 đến 4 bộ giáp nên tiền đầu tư sẽ lớn. Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê thì y phục giống Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Họa sĩ thiết kế của ta dùng rất nhiều tài liệu từ sách Trung Quốc nhưng trong các sách đó, người Trung Quốc không bao giờ vẽ rõ cấu trúc từng lớp và mặt nghiêng, mặt sau y phục nên các bản thiết kế Việt cũng chung chung như vậy.
Hoa văn và trang sức là một vấn đề lớn, nếu ta sáng tác theo ý ta thì phải chi nhiều tiền, họ sẽ làm được hết, chỗ nào không làm được, họ cứ đưa hoa văn Trung Quốc vào. Riêng thiết kế trang sức và tóc đều có một họa sĩ riêng, anh ta hỏi tôi đủ thứ và mỗi thứ đều khó khăn.
Sau đó, anh ta lại gửi bản vẽ về Bắc Kinh để chế tạo với giá rất đắt, ví dụ hơn 1.000 tệ một cái vòng bạc, trong khi giá ở Hàng Bạc (Hà Nội) có lẽ chỉ chừng vài trăm ngàn đồng. Các phim lịch sử của ta bày biện một cách tùy tiện về phục trang, hàng trăm bộ khác nhau, đương nhiên là thời gian cho phục trang và tiền may mặc không nhỏ mà lại rất dễ bị “Trung Hoa hóa”…”.

Ai giám sát?
Làm phim lịch sử là một thách thức ngay cả đối với các hãng phim lớn trong nước và các nhà làm phim chuyên nghiệp VN nên có thể phần nào thông cảm với đơn vị sản xuất phim tư nhân trong việc mời  ê kíp ngoại để làm phim như một giải pháp an toàn cho vấn đề thương mại (được biết ngoài phát sóng tại VN, bộ phim này cũng đang được chào để phát hành tại các nước ASEAN và một số nước châu Âu).
Tuy nhiên, dù thế nào thì đây cũng là phim lịch sử được làm chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Cho dù làm bằng tiền của Nhà nước hay tư nhân, bộ phim vẫn phải là một nén hương thơm.
Như vậy, lẽ ra với các dự án phim lịch sử dù là tư nhân làm vẫn phải cần có sự giám sát chặt chẽ và có những định hướng kịp thời ngay từ khi dự án bắt đầu ở khâu kịch bản.

Hải Phương



Bài từ: thongtinberlin.de

    No comments:

    Post a Comment