Friday, April 8, 2011

Chuyện Tử Tế (Trần Văn Thủy)

Phim tài liệu : Chuyện tử tế


Đạo diễn : Trần Văn Thủy, 1985
- Tất nhiên, chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, mà chăm lo riêng cho bộ da của mình...
- Phải làm sao, để khi từ giã thế giới, ta không chỉ nằm xuống như một người tử tế, mà điều quan trọng là ta có thể từ giã một thế giới tử tế hơn, trong đó con người được chăm lo hơn.
Chuyện tử tế là một bộ phim tài liệu của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần II của bộ phim tài liệu “Hà Nội trong mắt ai”, Chuyện tử tế tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là tử tế ?".
Tác phẩm sau đó đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại. Cho đến nay, đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy.



Nội Dung
Chuyện tử tế mở đầu bằng hình ảnh của đạo diễn Trần Văn Thủy cùng các nhà làm phim thắp hương trước ngôi mộ của một đồng nghiệp, là nhà quay phim Đồng Xuân Thuyết nhân ngày giỗ đầu của anh. Trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư, Đồng Xuân Thuyết đã đề nghị các bạn của mình thực hiện một bộ phim tài liệu thực sự có ý nghĩa về tình thương yêu giữa con người và con người hoặc xuất phát từ nỗi đau nhân thế. Anh cũng đọc cho các bạn nghe một đoạn trích về tâm hồn con người trong tiểu thuyết Xô viết Quy luật của muôn đời.
Tiếp đó, bộ phim xoay quanh câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế ?". Đạo diễn tìm câu trả lời thông qua nhiều con người, hoàn cảnh sống khác nhau. Từ người thành phố bình thường tới những người lao động lam lũ nơi thôn quê và cả những người bị bệnh phong, một căn bệnh khiến họ bị cả xã hội xa lánh. Qua chuyến đi tìm câu trả lời ấy, Trần Văn Thủy đã bộc lộ sự trăn trở trước cuộc sống khó khăn và thiếu đi sự tử tế giữa con người và con người.
Bộ phim chứa đựng rất nhiều cảnh đời của những người nghèo khổ ở đáy xã hội, từ một cậu bé chăn vịt vì lỡ để đàn vịt phá ruộng hợp tác để rồi phải mang lý lịch xấu, tới một giáo viên dạy Toán giỏi phải đi bán rau kiếm sống, hay những cựu chiến binh từng chiến đấu dũng cảm nay phải đi đạp xích lô hay làm nghề sửa xe đạp. Chuyện tử tế kết thúc bằng hình ảnh đám tang của Đồng Xuân Thuyết và những lời tâm sự của anh về lòng ham muốn được tiếp tục sống để chứng kiến bộ phim hoàn thành.
Đạo diễn : Trần Văn Thủy, 1985



Công An thực tập đạo đức Hồ chí Minh

http://youtu.be/rOiT-RB1GKo

Chất độc màu da đỏ

Phá thai chui
Chung, là con ông chú ruột của tôi, hai anh em cùng tuổi Ngọ, 1954. Lớn lên cùng học trường làng, rồi trường tỉnh. Vì vậy ngoài tình cốt nhục, còn tình bạn bè chí thiết, nhưng tình gì thì tình. Đến 30/4 1975 phải tan.
 Chung theo gia đình lên phố núi Pleiku lập nghiệp, tôi vào Đồng Nai kiếm sống, bẵng đi một thời gian khá dài không tin tức, chỉ ngoại trừ những tin quan trọng như cưới hỏi, tang tóc…Mới biết, tin nhỏ nhặt không có, cho đến khi tôi đưa gia đình đi Mỹ, năm 1996 và lâu hơn nữa, nghe tin Chung cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống, được người thân cho luôn cả số phone, mừng qúa tôi gọi ngay.
Nội dung cuộc điện đàm:
Sau khi bên kia đầu dây a lô, tôi nhận được tiếng nó, và lên tiếng: Ê, mầy có biết là đang nói với “ông tướng” nào không? Nó mừng quýnh cũng hét lên: Trời ơi, nghe tin ông đi Mỹ sao hiện hồn về bất tử vậy? Chờ cho lắng đọng tôi tiếp: Mầy đang ở đâu, làm gì? Nó nói:
- Tôi đang ở bệnh viện, nuôi thằng con đầu lòng, bị chất độc màu da cam!
Tới đây tôi nghe như mất đà, cụt hứng, bao nhiêu nhớ nhung tan biến sạch trơn, muốn cúp máy, lại sợ anh em hiểu lầm chuyện qùa cáp, nên cũng gắng gượng…Này Chung, gia đình mình suốt thời chiến ở toàn thành phố, nhà vợ mầy ở Nhat Trang, cái thằng con này sinh ra từ bụi nào, mà bị chất độc da cam?
Chung nói: Cam, quýt gì ông ơi, thằng này bị bẩm sinh, nhưng bệnh viện họ bày điền đơn như vậy, để giảm viện phí, với lại may ra tụi Mỹ bồi thường mình kiếm chút đỉnh, nuôi nó chứ cực qúa anh ơi, tôi nói: Chung à, ông cha mình từng dạy đạo lý con cháu, khi lâm chung còn để lại di huấn cho anh em mình, bây giờ…Hắn nạt ngang: Thôi mệt qúa ông, đạo lý ông cha chôn chặt mất đất từ mấy mươi năm nay, thời buổi này con người ta hiện qủy chưa sống nổi, ở Mỹ đầy đủ, chứ ở Việt Nam như tui, ông còn đi ăn cướp không chừng, ở đó mà lên lớp người ta.
Chẳng lẽ anh em sau mấy thập niên gặp nhau để gây lộn, tôi nhỏ nhẹ: Tiền viện phí bao nhiêu vậy chú? khoảng 7 – 8 triệu, nó nói, tôi xuống dọng: Thôi được từ ngày xa quê, không có gì cho mấy cháu, nay tôi gởi về năm trăm, coi như món qùa, bịnh của cháu, chắc tốn kém lâu dài, tôi sẽ nói anh em trong họ hàng cùng chung lo, chú thím bằng lòng nghe, chú yên chí, tôi không dùng qùa cáp để đổi lại điều gì. Chú không rút tên cháu ra khỏi chất độc da cam cũng không sao, năm trăm tặng cháu, chú lên số….Quang Trung, Gò Vấp, dì Bốn đưa chú ngay, Cho tôi kính lời thăm bà thím, (má của Chung) và mấy anh chị em, bây giờ tôi phải đi làm.
 Này này… Chú điền đơn để cho cháu được quyền lợi, nhưng với tôi ngày bửa gì, chú cũng phải nói cháu bị chất độc da cam làm gì?
À thì khi điền đơn người ta hướng dẫn tỉ mỉ lắm, phải thuộc nhập tâm, “chất độc màu da cam” để trả lời với bất cứ ai, vì phái đoàn Mỹ có khi họ hỏi bất thình lình, mình khỏi bị hớ!
Thôi tạm biệt, hẹn khi khác
Bảng nhạc Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, không nói từng địa danh nào, nhưng quê hương tôi nằm ở Trường Sơn Đông, từ khôn lớn đã cảm nhận quê hương thanh bình, trù phú. Sau hai năm đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, Cộng Sản chiếm làng, 1965 chạy giặc ra phố ở, tầm mắt tuổi thơ ngày đó, nhìn từ nhà mình lên núi cơ hồ xa lắm, sau 45 năm về lại có cảm tưởng như ai đã dời quả núi sát sân nhà mình! (1) Tuy xa quê đằng đẳng, nhưng tôi nhớ rất rõ từng phiến đá nhỏ, bắc qua bờ mương hình hột xoài, có vân hồng, xanh, tím như thể mây bay. Phiến đá đưa bước chân chúng tôi đến trường, giờ không còn nữa, tôi hỏi những người lớn, họ không biết, cho là vật đổi sao dời, những hố bom do máy bay Pháp thả (người lớn nói tôi nghe, hồi bé) giờ đất lấp đầy, san phẳng, khi nhắc lại cảnh cũ người xưa, ai cũng khen tôi có trí nhớ tốt. Vật không quên, người càng nhớ hơn, quê tôi núi non trùng điệp, ngày giặc đến, người bỏ làng tản cư rất nhiều, kẻ ở lại cũng không ít. Kẻ ở người đi, quê tôi không hề có ai bị chất độc màu da cam.
 Nhà tôi không bị, làng tôi dưới chân dãy Trường Sơn không ai ảnh hưởng chất độc màu da cam. Nhưng không đủ để chứng minh: Không có chất độc màu da cam, tôi chỉ biết chất độc màu da cam thực sự có nơi nào đó mình chưa tận tường. Nhưng chất độc màu da đỏ, khắp nước ai cũng rõ:
Dưới mái trường XHCN
 Thứ nhất cảnh học trò đánh thầy cô, giết thầy cô, thầy cô giáo chôm chĩa tiền cứu trợ bão lụt của học sinh nghèo, thầy giáo đi ăn trộm, ở Quảng Ngãi có thầy lập băng đảng trên núi y như chuyện 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ khác nhau một bên núi và một bên nước, thầy hiệu trưởng mua dâm một loạt 7, 8 em, hiệu phó hiếp dâm, khiến học trò tự tử, đó là trường hợp thầy Nguyễn Văn Huân, chẳng thấy pháp luật nói gì cả, nếu thầy oan phải phục hồi danh dự cho thầy, nếu không oan phải xử trị, nhưng tháng ngày đã lu lấp. Thầy dạy toán Lê Minh Sơn, học trò nhờ thầy giảng cho bài toán khó, thầy kéo xuống bếp hiếp dâm.
Các cháu độ tuổi tiểu học lớp 3, lớp bốn, như trường hợp sau đây:
“Nguyễn Hữu Lai (trường tiểu học Đình Tổ 2, Bắc Ninh) khai, bằng cách yêu cầu học sinh có khuyết điểm ở lại để “bảo ban”, Lai đã 11 lần giao cấu với 7 cháu bé lớp 3.
Hành vi hiếp dâm của Lai bị phát hiện khi tắm cho con, một người mẹ thấy nhiều dấu vết lạ trên người. Gặng hỏi mãi, cô bé mới nói bị thầy giáo giở trò đồi bại. Bé gái lớp 3 cho biết, nhiều bạn cũng bị thầy giáo làm như vậy.
Một phụ huynh tâm sự, con họ nói: “Thầy gọi con đến nhà, rồi thầy ôm… Thầy bảo cấm nói cho ai biết”. Ngay trong đêm, các phụ huynh đã gặp nhau, cùng đến nhà tìm thầy giáo, nhưng người này phủ nhận tất cả.
Mờ sáng hôm sau, nhóm các gia đình tới gặp lãnh đạo nhà trường. Các học sinh được yêu cầu viết tường trình. Những dòng chữ non nớt, câu viết lộn xộn nhưng nội dung đều nói về hành vi đồi bại của thầy Lai. Sáng hôm đó, tại cuộc gặp, thầy Lai không thừa nhận điều các em học sinh trình bày là sự thật. Giờ nghỉ trưa, anh ta bất ngờ tới phòng hiệu trưởng và thú nhận hành vi. Theo đó, vào ngày nghỉ thứ bảy, Lai hẹn học sinh đến để hỏi chuyện bài vở, rồi cưỡng ép. Theo một cán bộ điều tra, lời khai ban đầu cho thấy, Lai đã hiếp dâm 11 lần làm hại đời 7 em nhỏ. Ngày 17/5, Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố vụ án, bắt Nguyễn Hữu Lai về tội hiếp dâm trẻ em”
Ngoài thầy Lai còn rất nhiều thầy tiểu học hiếp dâm trẻ em, các thầy: Phan Văn Vân, Kỳ Anh, thầy Ngô Tôn Huyên Phú Yên, hiếp dâm 9 em, thầy Nguyễn Thành Khâu hiếp dâm học trò lớp một,  mới 6 tuổi, cháu tên NTTM vì đau đớn qúa sức chịu đựng, cháu T kêu la thầy Khâu giết chết và cướp luôn đôi bông tai.
Thầy Nguyễn Ngọc Khiêm bốn lần hiếp dâm hai cháu  học trò lớp 2 cũng mới 7 tuổi
Đó là chất độc màu da đỏ từ mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, nơi thường  xuyên và mỗi ngày  học tập đạo đức “bác” Hồ
Tiên học lễ
Tháng 3 năm ngoái, tôi về thăm nhà, một hôm qua trường đón cháu, ngôi trường mới xây đồ sộ 3 tầng lầu, tầng trên cùng chót vót, có hàng chữ thật to “Tiên học lễ, hậu học văn” hàng chữ to tướng chạy dài, suốt theo chiều dài ngôi trường. Trống tan học chờ cháu ra, tôi gặp nhiều thầy cô, có cả thầy hiệu trưởng. Vì chòm xóm từng ở đây nhiều năm, nên mấy thầy cô thân quen lắm, sau hồi tay bắt mặt mừng, hỏi han sức khỏe, tôi khen trường mới xây, rộng đẹp, khen nhiều về câu khẩu hiệu, nhân đó hỏi quý thầy cô: Trường dậy Lễ ở sách nào, và có thầy cô chuyên môn dạy lễ không?, dạy những giờ nào trong tuần?  Xin quý thầy cô vui lòng cho tôi biết đôi chút, mấy thầy cô nhìn nhau ngơ ngác, sau đó thầy hiệu trưởng cười xòa, rồi nói: “Có dạy dỗ, chi đâu anh, cái câu này do mấy tay thầu khoán. Họ hợp đồng mẫu mã ngoài phòng, xây như vậy, rồi giao lại cho trường, trường nào mới xây cũng có câu này” bác cháu tôi rời trường, ngẫm nghĩ câu trả lời rất chân tình của thầy hiệu trưởng, tôi bật cười, đứa cháu hỏi: Bác cười chi vậy? Tôi nói trớ, bác cười con đó, vì sao bác cười con? À,.. vì con giống bác, con đẹp trai!
Nhà văn hóa, ấp văn hóa
Vợ chồng giết nhau, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ, cháu giết ông bà nội, bà ngoại, cháu giết chú, bác ruột, nàng dâu giết mẹ chồng, rể giết cha mẹ vợ. Không tay nào viết cho xuể, sáng nay 05/4 có chị Nguyễn Thị Đậm giết con của mình mới có 18 ngày tuổi, thật tình lương tâm con người thời XHCN còn tệ hơn loài lang sói. Có đứa con treo ngược cha nó lên xà nhà đánh đập, có đứa cháu đào mã ông nội nó lên lấy quan tài đem đi bán, vì quan tài bằng ván huỳnh đàn, giá bán tám chục triệu.
Giờ này còn nhiều bậc cha mẹ cho con thơ đeo tằm(bông tai) giá tiền không lớn, chỉ vài trăm ngàn thôi, chưa được một nửa tô phở đại gia gì đó, nhưng họ không biết rằng chính họ đã máng lên con của họ bảng án tử hình, chết thê thảm dưới cống nước, dưới giếng., dưới cầu tiêu. Khi tìm thấy xác con thì mới vật vã, than khóc. Trong khi đó tin hằng ngày, chỉ cần hai chục ngàn đủ chém chết rồi, hai chục ngàn mới được một ổ bánh mì. Một mạng người thời này chỉ ngang đó mà thôi,
Vào quán nhìn nhau đã gây án mạng, báo chí trong nước gọi là nhìn đểu, lỡ đạp chân lên nhau cũng giết nhau được, đụng xe chưa trầy da, nhưng cãi nhau giết chết vài mạng người dễ như chơi, vụ đường Cống Quỳnh Sài Gòn hồi năm ngoái,
Sáng nay có đề tài y như hề: “Đâm chết người vì tưởng mình sắp bị đánh”
Trích nguyên bảng
Đâm chết người vì tưởng sắp… bị đánh
Thứ Ba, ngày 05/04/2011, 14:16
Vì nghi ngờ người khác sẽ đánh mình, Tú mang theo lưỡi lê rồi cùng đồng bọn đi tìm người trả thù. Vừa nhìn thấy đối thủ, nhóm côn đồ liền xông vào dùng dao đâm và dùng gậy đánh nạn nhân chết tại chổ.
——————————
 Cũng chuyến về Việt Nam năm rồi, tôi đi từ Sài Gòn ra miền trung, hai bên đường dày đặc “Ấp Văn Hóa” về lại Đồng Nai, nhìn lên vách tường,  thấy nhà mình cũng có bằng văn hoá! Tôi hỏi, mẹ ơi nhà mình làm gì cũng có bằng này? Mẹ tôi nói: Ở ngoài thôn họ đưa, mình cho họ hai chục ngàn, ơ ơ mà đứa nào treo lên chi vậy kìa!?
Mỗi ngày trung bình, mỗi tỉnh có ít nhất 3 vụ giết người,
Lừa đảo, tham nhũng, đĩ điếm
Những khoản này, khỏi chê. Một người bán vé số dạo, osin cũng lừa thiên hạ 15, 16 tỷ đồng. Một phần, vì tiền “bác” có giá trị như rác, lừa đảo mọc lên như nấm, nên lừa  cỡ vài tỷ chuyện nhỏ, tham nhũng dưới vài tỷ là vô tư, ngày nào đó tham nhũng dưới 5 tỷ có thể xem như một cán bộ có lương tâm và liêm khiết!
Tất cả đĩ điểm, đều núp dưới dạng ôm, hót tóc, bún phở, chè cháo, từ hang cùng ngỏ hẻm, đĩ có mặt trên từng cây số. Ngày xưa thời Pháp thuộc trên dòng Hương Giang, mấy thuyền nan, chứa gái giang hồ, Tố Hữu một “quan chức” làm thơ đã rên rỉ, thật mùi mẫn, lại còn hứa với đĩ nữa, hứa khi “cách mạng” thành công, sau “giải phóng” thì: “Bao lớp đời dơ, sẽ tan như đám mây mù đêm nay, cô ơi tháng rộng này dài, mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng” quan chức này thua xa bà bán hến chợ Cần Thơ, đáp trả tức thì sau “giải phóng” :
“Chiều chiều trước bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân”
Hai câu thôi, nhưng rất “ấn tượng” đi vào lòng người suốt từ nam chí bắc!
Tuần trước báo trong nước đăng tin: Việt Nam đứng hạng topten trên thế giới về nạn phá thai, có hình chụp nhan nhản khắp phố phường, các phòng phá thai, hút thai chui,
bà Mé người Thượng cũng phá thai chui
Từ chui đến chính thức cả ngàn điểm phá thai, trẻ vị thành niên có tỷ lệ khá cao, kế tới thanh niên, do đua đòi sống thử. Nạn phá thai từ lối sống đua đòi, sa đọa mà ra, người phá thai vì vỡ kế hoạch hóa gia đình ít hơn,
Hiếp dâm
Đọc tin một người Mỹ xin con nuôi, rồi hiếp dâm khi nạn nhân mới 5 tuổi, tôi cho rằng đây là trường hợp nạn nhân nhỏ tuổi nhất. Nhưng chưa phải, người Việt hiếp người Việt cháu nhỏ nhất mới 2 tuổi bị hiếp dâm, ông già 84 tuổi hiếp dâm cháu 4 tuổi, hai ông già 70 tuổi hiếp 7 năm liên tục một cháu bé, thường xuyên đưa lên đài liệt sĩ để hiếp, vậy đài liệt sĩ vắng hơn chùa bà đanh. Cha hiếp dâm con, dù con tàn tật, cậu ruột hiếp dâm cháu. Đóng thành sách biết mấy ngàn trang hiếp dâm!
Cội nguồn của sự suy đồi, xã hội băng hoại.
Bất cứ nơi nào cũng có cỏ dại, giữa kẽ nứt của viên đá trên núi cao, lâu ngày bụi tích tụ, gió đưa bông cỏ bám vào, với ít giọt sương mai, cũng nứt mầm sinh cỏ, nơi nào có con người, nơi đó phát sinh tội phạm. Kể cả chốn tu hành, kể luôn trong lực lượng bài trừ tội phạm, xã hội nào cũng thế, xưa nay đã như thế. Tuy nhiên tội phạm tại Việt Nam ngày nay xuất phát từ Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, sự ngăn ngừa và trừng trị tội phạm bị quyền lực và tiền bạc chi phối. Chính vì vậy xã hội càng ngày, càng ngập ngụa trong tội lỗi.
 - Làm chính trị, thay tên đổi họ, tránh bị lộ tung tích. Điều nên làm, sau khi thành công, không còn cần thiết, cũng không lấy lại nguyên họ của mình, không viết lại lý lịch thật của mình, ông Hồ Chí Minh ý thức gì về việc này? Cần thiết gì ông phải giấu diếm mãn đời? Đến khi chết, trong di chúc ông nói rằng: Đi theo cụ karmarx, cụ Lenin, thuỷ chung ông ta, một con người không có nguồn và mất gốc, đoạn giữa cuộc đời đầy dẫy những dối trá, bất lương. Hồ Chí Minh từng rửa tội, theo đạo Công Giáo, nhưng giấu biệt. Ai không tin về nơi sinh quán bà Tăng Tuyết Minh, xứ đạo còn lưu trử hồ sơ chính xác, ngày rửa tội và cha đỡ đầu.
Hồ Chí Minh không những một tay đạo văn, còn dùng quyền thế tước đoạt ý tưởng danh nhân, ngày ông còn mạnh khỏe, đàn em treo cùng đường, những câu của Quản Di Ngô, của Hải Thượng Lãn Ông, Thống Chế Pétain…
Một người như vậy, đẻ ra cái đảng bất lương, chuyện không lạ. Sau ngày 30/4/1975 hầu hết ai muốn xin việc, hoặc bất cứ điều gì liên quan đến lý lịch, trong mục tôn giáo đều ghi:
KHÔNG CÓ ĐẠO –  Con người không có đạo, chưa đủ yếu tố thành nhân, tự đứng một mình còn chưa vững, lãnh đạo ai? dạy dỗ ai? Cộng Sản đã tập cho con người thói quen xấu, người trưởng thành thời đó, muốn bình yên, muốn được việc phải chối đạo, ít nhất trên mặt hình thức, thói quen xấu trôi dài cho đến ngày nay, tuổi trẻ cũng thật lòng “không có đạo”. Tất nhiên 100% đảng viên CS không có đạo, kẻ không đạo lãnh đạo xã hội về mọi mặt, lãnh đạo toàn diện: Học đường, bệnh viện,  tôn giáo…Vì muốn lọt vào Ban Giám Hiệu, Trạm Xá, Mặt Trận Tổ Quốc… Phải là đảng viên, đảng Cộng Sản. Trước 1975 mọi công dân đều ghi tôn giáo: Đạo Khổng, về sau đạo Lương, tức: Thờ cúng ông bà. Tóm lại người không có đạo, tự nó đã là thành phần không tốt trong xã hội, chưa dám nói là nguy hiểm.
Thời gian 1945 – 1954 tại Miền Trung, Cộng Sản bắt học trò gọi thầy bằng: ANH!
Thêm vào đó, ngành điều tra xét hỏi, tòa án và báo chí CS vì quyền lực, vì tiền bạc chi phối hầu hết các vụ án, xin nêu vài vụ:
1/ vụ án Nguyễn Đức Nghĩa là tên tội phạm chặt đầu người tình, phân thây quăng nhiều nơi, lẽ ra kêu án tử hình từ lâu, nhưng nhà tên này khá giả,vẽ cho hắn ta kháng án, trước kháng án đã chạy chọt, nhưng cha của nạn nhân là công an gộc, nên chúng bày ra hiện trường giả, bố của Nghĩa bị tai nạn tử vong, hầu làm mũi lòng gia đình nạn nhân, nếu gia đình nạn nhân tha tội chết, tòa trúng mánh. Gọi là hiện trường giả vì hai vấn đề:
A- Báo CSVN xác định, ngày giờ bố của nghĩa bị tai nạn, trên đoạn đường Hưng Yên đến Hải Dương không có tai nạn xảy ra, tai nạn ghi mơ hồ “do chiếc xe chở container chạy cùng chiều bạt gió, làm cho bố của Nghĩa loạng choạng tay lái, té xuống đường, gây tử vong”
Tài xế chạy xe container là ai? xe biển số? Tất cả đều không có.
B- Bố của Nghĩa chở theo bà vợ, chỉ mỗi mình ông ta chết, còn bà vợ ngồi phía sau xe Honda không hề bị trầy xướt gì cả, không nói rõ là bệnh viện nào cấp cứu, trong báo ghi rằng ba mẹ Nghĩa được đưa vào bệnh Viện cấp cứu, bệnh viện nào? Giấy chứng tử cho ba của Nghĩa?, chứng thương cho mẹ Nghĩa? Không hề đề cập?
2/ Hai anh em Phạm Văn Lâm, Phạm Mạnh Hùng, có bầu nhiệt huyết muốn giật sập chế độ Cộng Sản, họ đã lên net kêu gọi thành lập tổ chức có tên AE (anh em) họ tự chế ra chất nổ, đặt vào nhà bí thư huyện ủy Tân Uyên, những hàng quán do cán bộ làm chủ. để rửa mặt chế độ, CS ghép tội “tống tiền.” Án một nơi tội một nẻo. Nguyễn Tường Tam, CS còn vu khống thụt két, rồi trốn chạy, người khác nghĩa lý gì, nó vu vạ không được.
Oái ăm thay, Nghĩa chặt đầu vào tháng 5/2010 cuối năm cũng tại Miền Bắc xảy thêm một vụ án chặt đầu, do đó tha cho Nghĩa, chẳng lẽ nào tha luôn cho vụ sau, trong khi đó vụ sau không chạy chọt đồng nào, thật cũng “khó xử cho quan tòa”
Tội phạm, tội ác dưới chế độ này đủ mọi thành phần: Tiến Sĩ làm giấy nhập học giả, thấy cô ăn cướp, ăn cắp, hiếp dâm, sinh viên, học sinh cũng thế. Tương lai tổ quốc trông cậy vào học đường, vậy cái tương lai đó, hôm nay đã thấy được rồi.
Một xã hội lầy lội trong tội ác, dưới một chế độ phi nhân. Một ngày tồn tại là vạn nỗi kho cho người dân, “chế độ nào rồi cũng qua đi.” Hậu Cộng Sản muốn chấn hưng đạo đức, cả một vấn đề thiên nan, vạn nan.
Chất độc màu da cam, chất độc màu da đỏ. Cái nào độc hơn? và sâu rộng, lâu dài hơn? Chất độc nào nguy hiểm và đáng sợ hơn?

Ông Bút

baotoquoc.com

No comments:

Post a Comment