Friday, April 15, 2011

Đại Vệ Chí Dị: CẤM ………BÁN

Người Buôn Gió Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lý, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình, thịnh trị….
Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66, mùa xuân năm Tân Mão.
Thiên hạ thái bình, dân tình no ấm, hoan ca khắp nơi.
Nhờ ơn đức triều đình thấm nhuần bốn cõi, khắp nơi đều phẳng lặng.
Ngân khố đầy ắp, trù phú thật là một nước cường thịnh đang đi lên, vị thế bang giao lớn mạnh. Thật là mấy mươi mươi năm chưa lúc nào nước Vệ oai hùng thực sự đến vậy.
Bấy giờ nhân lúc thiên hạ thái bình, các quan trong triều nhàn tản mới mở tiệc trong cung luận đàm cách trông coi việc nước. Nước Vệ thường hay có lệ luận đàm, trước là đúc kết kinh nghiệm, sau là vạch ra đường lối, thể thức để cứ thế mà làm.
Bạo là tể tướng, quyền to như Chúa ngày xưa, làm chủ cuộc luận đàm. Bạo tự đắc lắm, dù sao bao nhiêu năm qua nước Vệ có được ngày nay phồn thịnh, ấm no đều một tay Bạo quyết cả. Các quan tán tụng mãi về tài năng của Bạo.
Các quan bàn nhau đạo làm quan, cai trị, sách lược nào là nhân, trí , dũng, tín tràng giang đại hải một hồi. Bạo nghe tủm tỉm cươi, đợi khi các quan bàn chán chê Bạo mới nói:
- Nực cười, đạo làm quan nước Vệ chỉ có đúng một từ mà thôi, lấy đâu ra nhiều thế.
Các quan xúm lại quanh Bạo, mong mỏi nghe lời hay. Bạo nói:
- Nước Vệ này sở dĩ có được thái bình, ấm no, phẳng lặng tất đều nhờ vào chữ Cấm mà thôi.
Các quan nghe Bạo nói xong, nhìn nhau giây lát rồi ai nấy đều gật gù khen phải. Quan tuyên huấn nói rằng:
- Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lý, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình , thịnh trị….
Quan thương mại khoái trá cười:
- Thật là tuyệt diệu, như chỗ chúng tôi, cái gì khan hiếm, đắt đỏ khỏi cần phải nghĩ cách tăng cường , bổ sung mà chỉ cấm là xong hết. Thiên hạ có vàng, triều đình thiếu thốn, giá vàng cao ngất, tiền triều đình mất giá. Chỉ cấm tư thương buôn bán vàng là xong, bắt được tịch thu, giá vàng giảm đột ngột, nay đây sắp tới bộ tôi sắp dâng sớ xin triều đình cấm thêm một số thứ nữa.Có gì xin các ngài đồng lòng duyệt giúp.
Quan bộ hình nói:
- Nước nhà yên ổn cũng là do các quan hành pháp biết khéo dùng chữ cấm, ví dụ bọn dân khiếu kiếu đông thì chúng cấm chúng tụ tập. Cấm đứng đơn nhiều người, bẻ chúng nó ra riêng rẽ từng thằng thì làm sao mà đất nước không yên lành, phẳng lặng.
Các quan lao xao, quan giao thông cấm đường, quan dân số cấm đẻ, quan nào cũng ráo riết khoe mình cấm nhiều, cấm triệt để. Bạo ngồi trên ghế Chúa nói:
- Các quan một lòng như vậy, nước Vệ này dẫu có sụp đất, đổ trời, thiên tai, mất mùa, đói kém đến đâu đi nữa thì vẫn là thái bình, ấm no, hạnh phúc. Khắp nơi nơi hoan ca, vui vẻ.
Bạo rời triều, các quan lục tục kéo về, sân điện thưa thớt người. Hai tên lính hầu nói chuyện, một tên bên hữu nói:
- Ban nãy tể tướng nói có một chữ Cấm, theo tôi còn thiếu chữ nữa. Chắc ngài không muốn nói ra.
Tên lính bên tả hỏi:
- Có phải đó là chữ Bán phải không ?
Tên kia gật đầu, tên bên tả bảo:
- Thì vua quan nước Vệ này cả đời quan nghiệp chỉ làm hai điều là Cấm và Bán mà thôi. Cấm  người ta mọi thứ, còn mình thì bán đủ thứ để vơ vét.
Tên bên hữu nói:
- Cấm thì bàn cho nhau được, những bán phải giữ riêng cho mình, kẻo thi nhau bán thì mình bán không kịp.
Cả hai tên cười ngặt nghẽo, lát sau tên bên tả thì thầm:
- Giờ mà ghép cả hai lại thành Cấm Bán nhỉ ?
Tên bên hữu nói:
- Ông dở mồm, cấm bán thì triều đình ta sao mà tồn tại được.
Người Buôn Gió

HỌ ĐANG RÚT CHẠY, ĐEM THEO CẢ CỦA LẪN NGƯỜI...! HỌ LÀ AI...?

F.Y.I.

Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết cán bộ chóp bu Việt Nam và TQ hiện đang dùng tiền mua vàng và đô là để chuẩn bị thoát thân. Hàng đoàn người  TQ qua Canada Mỹ và Úc lùng tìm mua bất động sản gởi con đi du học để được lưu trú, bằng chứng tư bản đỏ VN bỏ ra hàng tỷ dollars để mua Shopping Center ở San Jose - Santa Clara CA .  Bản tin dưới đây là một phần của sự kiện này.
Một khi cách mạng bùng nỗ, thị trường bị hỗn loạn, đồng tiền bị mất giá mạnh. Bà con trong nước cần nhanh tay rút tiền khỏi ngân hàng, mua vàng và đô la để phòng bị. Nhiều công ty hoãn lại những dự án đầu tư lớn vào VN, TQ ,   ngưng những chuyến du lịch vào hai quốc gia này vì không ai biết chính biến sẽ xảy ra lúc nào. Khi ấy phi trường sẽ bị kẹt, đường dây điện thoại có thể bị cắt.

Đó là những kinh nghiệm đã xảy ra tại Ai Cập, Libya và Tunisia. Tại Việt Nam và Trung Quốc, tình trạng sẽ tệ hơn nhiều gấp mấy lần.


PHẢI CHĂNG HỌ ĐANG RÚT CHẠY?
Financial Review (Lê Văn chuyển ngữ)

MELBOURNE (Thứ Hai 8/3):  Trong vòng mấy tuần qua, một làn sóng người đến từ Á châu, đa số là những nam nữ trẻ tuổi, đã nhập cư vào Úc dưới diện di dân kinh tế. Ngoài khoản tiền hơn 500 ngàn Úc kim phải đóng ký quỹ trước đó, theo qui định của bộ Di trú để được liệt vào diện di dân này, những thanh niên nam nữ này cũng mang theo những khoản ngoại tệ rất lớn.
Một giới chức di trú dấu tên xác nhận về làn sóng di dân đặc biệt này, và nói thêm là đa số đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Số lượng ngoại tệ, đặc biệt là Mỹ kim và quý kim, mà họ kê khai theo qui định của quan thuế Úc tính trung bình là vào khoảng 50 ngàn mỗi người.
Một hiện tượng lạ lùng khác nữa là thị trường địa ốc ở Úc cũng sôi động không kém trong mấy tuần qua. Tony White, một chuyên gia bán đấu giá bất động sản, cho biết là rất nhiều căn nhà được người mới nhập cư chấp nhận mua chỉ sau vài lần ra giá. Ông cho biết thêm là rất nhiều ngôi nhà ở các vùng sang trọng cũng có người mua sau mấy tháng không ai đoái hoài tới và chủ nhân phải chịu xuống giá. Chẳng hạn như một căn nhà có trị giá đến 4 triệu đồng ở North Sydney đã được một cặp vợ chồng Á châu rất trẻ gật đầu mua trong buổi đấu giá vào hôm thứ Bảy 6.3 vừa qua.
Một viên chức di trú khác thì cho biết là hiện tại ở Canada cũng có làn sóng di dân tương tự. Theo ông thì đây là con cháu của những người giàu có ở Trung Quốc và Việt Nam được sắp xếp để di dân sang Úc và Canada nhằm đề phòng những bất ổn chính trị sẽ xảy ra.
Theo một số kinh tế gia thì tuy Trung Quốc và Việt Nam chưa ảnh hưởng gì nhiều bởi các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông, nhưng các bất ổn về kinh tế và xã hội đang ngày càng gia tăng vì tình trạng lạm phát quá cao.
Trong khi các nước Á châu khác có tỷ lệ lạm phát dưới 10% thì tại Việt Nam tỷ lệ này đã vượt mức 14% (tức gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) và đang gây điêu đứng cho người dân. Một số công ty ngoại quốc ở Việt Nam cũng đang tính đường rút lui hay đình hoãn việc mở rộng kinh doanh vì tình trạng mất kiểm soát về tỷ giá ngoại tệ và vàng của chính quyền Việt Nam. Vào tuần qua, trong nỗ lực kềm chế lạm phát, chính quyền Hà Nội đã ra lệnh cấm kinh doanh trao đổi bằng vàng miếng khiến cho thị trường lại thêm xáo trộn vì người dân không còn tin vào đồng bạc VN vốn bị phá giá đến lần thứ 6 chỉ trong vòng 2 năm qua.
Adam Peterson, một doanh gia Úc có nhiều năm làm ăn tại VN, cho biết là hình như có làn sóng đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho tình hình càng lúc càng xấu thêm.
Ông Peterson cũng không tin là mùi hương Hoa Nhài đang lan sang Á châu, nhưng nhún vai nói: "Biết đâu được. Nếu họ tính đến chuyện rút chạy thì cũng đâu phải là chuyện lạ!".

--------ooOoo-------


Giá trị tiền Đồng và hình ảnh ông Hồ

Không ai tin tưởng vào hình ông Hồ (tiền đồng), ngay cả quan chức lớn nhất trong đảng cộng sản cũng không tin tưởng. Họ đem dollars gởi ở Thụy sĩ hoặc mua vàng cất dấu, gởi con đi du học tại Mỹ chuyển tiền đầu tư mua bất động sản nước ngoài để thoát thân sau này. Sau khi chiếm được Miền Nam họ đuổi tất cả những ai có nhà cửa  đi kinh tế mới để lấy nhà, gán cho họ cướp của nhân dân mới có tài sản. Sau này họ giàu có nhờ cướp nhà đất nhân dân ăn cắp công quỹ nhà nước. Qua kinh nghiệm xương máu đó họ dại gì lưu trử tiền đồng cho mất giá. Có bao nhiêu tiền đổi ra dollars và vàng, gởi cho con đem đi nước ngoài là an toàn nhất. Quan lớn làm vậy thì dân chúng cũng làm theo. ( thượng bất chánh, hạ tất loạn ) VN hiện nay dân chúng đều thích hình Tổng thống Mỹ hơn là hình Cáo Hồ, mọi người không nói ra nhưng đây là sự thật 100%  !!!
 

Nhìn vào tờ giấy bạc VN từ nhỏ tới lớn chỉ thấy có một hình Hồ chí Minh duy nhất. Trước năm 1975 Nhìn vào tờ giấy bạc miền nam VN chúng ta còn thấy hình Đức Trần Hưng Đạo .v.v....Dollars Hoa Kỳ và các nước tây phương có rất nhiều vị tổng thống và danh nhân khác nhau. Như vậy lịch sử VN từ khi lập quốc cho đến bây giờ chỉ có một mình HCM hay sao ? làm thế nào để con cháu chúng ta biết lịch sử VN qua tờ giấy bạc....

 

....Lấy hình HCM xuống đem "  lộng kiến " ..... Đưa hình Đức Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Phù Đổng Thiên Vương lên,  tờ Đồng sẽ có giá trị ngay và qua đó người VN học được lịch sử, công lao dựng nước và giữ nước của Tiền Nhân .... đừng ngu dân nữa, đừng lừa dối nhân dân nữa, đừng để thế hệ trẻ nhìn thấy hình HCM trên tờ Đồng lại mù tịt về lịch sử Việt Nam ..... 

 

     Bấm vào đây để xem phim:  

Sự Thật về Hồ Chí Minh

Thiên đường Chủ nghĩa Xã hội

Dân Làm BáoTấm gương tổng cộng 10 năm tù giam và 10 năm tù treo cho 10 bị cáo đã tham gia phản kháng vụ công an Bắc Giang đánh chết người được đưa ra lúc này chắc chắn ảnh hưởng nhiều tới dân Hà Nội trong vụ trung tá Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng. Một lời cảnh cáo được đưa ra với dân chúng – đừng có làm gì khi công an đánh chết người; mọi việc để cho chính quyền làm gì, nói gì; hãy ngậm miệng, cúi đầu, nghe theo để biết vậy.
Với luận điệu “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ”  quan tòa đảng viên của đảng CSVN đã kết án các anh Lê Quốc Huy 4 năm tù, Ngô Đức Khánh 2 năm tù, Lành Văn Thoại 2 năm tù, Nguyễn Hữu Luận 2 năm tù, Hoàng Văn Sức 1 năm 6 tháng tù treo, Vũ Văn Tuấn 2 năm tù treo, Thân Quang Trung 2 năm 2 tháng tù treo, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và Thân Văn Thắng mỗi người 2 năm tù treo.
Nếu không có xử phản kháng này, liệu thiếu úy CA giết người Nguyễn Thế Nghiệp có phải lãnh án 7 năm tù không ?
Ngay từ ban đầu, từ phía chính quyền Bắc Giang đưa ra thông tin rằng:
- Anh Khương được mời vào trụ sở công an làm việc, đột nhiên sức khỏe xấu đi rồi đột tử.
Thông tin đưa ra này đã nói rõ ý đồ ”khách quan, minh bạch” của chính quyền Bắc Giang. Nhưng thông tin này đã khiến những người dân buộc phải phản kháng vì sự thật không như vậy. Sự phản kháng của những người dân là áp lực khiến vụ án đã được làm rõ hơn, Nguyễn Thế Nghiệp, thiếu úy công an đã đánh chết anh Khương.
Nếu không có sự phản kháng của người dân, có lẽ sự việc đã êm ả theo hướng ban đầu là anh Khương đột tử do sức khỏe của anh….
Được như thế thì thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp không bị đi tù, công an nhân dân Việt Nam không hề đánh chết người dân. Tổ quốc VNXHCN là thiên đường hạnh phúc. Ở đây các chiến sĩ công an được lãnh tụ Hồ Chí Minh dạy bảo đến nơi đến chốn, sống trọn lý, trọn tình, thương yêu nhân dân vô cùng.
Nhưng người dân lại phản kháng, không chịu nghe cái lý của chính quyền, không để cho chính quyền kịp thời dàn xếp tang chứng, vật chứng, nhân chứng để biến vụ án anh Khương thành đột tử. Cưỡng ép chính quyền phải làm rõ mọi việc là tội khó mà dung thứ. Mà nhất là làm rõ chuyện công an đánh chết người thì càng khó dung thứ hơn.
Thế cho nên những thiệt hại mà người dân gây ra được thống kê chi tiết, đầy đủ lắm nào là ô tô bị hỏng bao %, bao nhiêu chiến sĩ công an bị thương từng % quy ra tiền là bao nhiêu %.
Có số nào tính thiệt hại cho gia đình nạn nhân ?
Tấm gương tổng cộng 10 năm tù giam và 10 năm tù treo cho 10 bị cáo đã tham gia phản kháng vụ công an Bắc Giang đánh chết người được đưa ra lúc này chắc chắn ảnh hưởng nhiều tới dân Hà Nội trong vụ trung tá Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng. Một lời cảnh cáo được đưa ra với dân chúng – đừng có làm gì khi công an đánh chết người; mọi việc để cho chính quyền làm gì, nói gì; hãy ngậm miệng, cúi đầu, nghe theo để biết vậy.
Mấy hôm nay Hà Nội mưa lạnh. Trước nhà chú Trịnh Xuân Tùng bàn thờ của chú lạnh lẽo, bên cạnh có lúc một phụ nữ, lúc hai phụ nữ ngồi cúi đầu âm thầm. Người ta đi qua, cứ đi, chẳng ai dừng lại.
Để yên lành dưới thiên đường này, nhiều người dân Việt Nam đã phải bất kỳ lúc nào, thức hoặc ngủ, thủ sẵn trong người 2 lá bùa hộ mạng với 2 chữ ngoằn nghèo: ươn hèn và vô cảm. Vô cảm thì sẽ không bức xúc, mà nếu bức xúc thì ươn hèn sẽ ngăn bức xúc lại. Như thế mọi cái an lành sẽ đến. Đã một dạo thiên hạ đua nhau tán tụng chữ Nhẫn, đem chữ Nhẫn về thờ, rồi ca ngợi mọi điều về chữ Nhẫn cơ mà.
Một thiên đường cho ai, thiên đường cho những kẻ thủ ác, những kẻ giết người nếu không kịp che đậy, cùng lắm đi tù 7 năm, đặc xá thì 3 năm đã ở nhà. Công an vào tù làm chân tự giác, tha hồ đi lại, sống bên ngoài trại giam, dễ dàng về thăm nhà. Gần như đi an dưỡng. Thiên đường ấy được xây bằng sự độc ác của kẻ cai trị và tiếp tay bằng sự vô cảm, ươn hèn của nhiều người đang bị cai trị.
Dĩ nhiên thiên đường ấy chỉ dành cho những kẻ đang nắm quyền cai trị.
*
Bài liên quan đã đăng:

10 người bị xét xử trong vụ ‘gây rối’ ở Bắc Giang
Cái chết của anh Nguyễn Văn Khương. 10 người bị truy tố. Và con đường hoạn lộ của Nông Đức Tuấn

Hà Nội có hai “cụ” dở sống dở chết, đó là “cu Hồ” ở Ba Đình và… “cụ Rùa” ở Hồ Gươm

Wednesday, 16 March 20117 y kien

Hai “cụ” dở sống, dở chết

Lê Trọng Hiệp

“Cu Hồ” thì đã vô quan tài từ năm 1969 nhưng vẫn chưa được an giấc, vẫn trong tình trạng “liệm tươi” với mục đích triển lãm chính trị. Không rõ có phải là gây nghiệp và bị “quả báo” không mà chết rồi “cụ” vẫn chưa yên thân: người bị bơm đầy hoá chất, da thịt khô quắc lại phải “mượn màu son phấn đánh lừa con đen” cho có vẻ bên ngoài bình thường. Tệ hơn, cụ còn bị buộc phải nằm trong hòm kiếng lạnh thấu xương, thỉnh thoảng còn phải đưa qua Nga để đục xương hút tủy theo chu kỳ “đại tu”.
Cái xác ướp này được tôn lên hạng “cụ” vào năm 1945. Lúc mới có 55 tuổi mà “tiền thân” của cái xác ấy đã buộc cả nước phải gọi mình là “cụ” hay “bác” thì phải nói là một sự hỗn xược, xấc láo. Còn “cụ Rùa” thì không biết đã được tôn lên thành… cụ từ bao giờ. Đầu tiên thấy báo chí rụt rè ghi “cụ Rùa” trong ngoặc kép, dần dà thành quen và chính danh cụ Rùa một cách bình thường trên hầu như toàn bộ các phương tiện truyền thông. Hiện “cụ Rùa” cũng đang lâm cảnh dở sống dở chết với thân thể đầy thương tích trong khi nước Hồ Gươm ngày càng ô nhiễm.
Tin tức trên báo chí Việt Nam mấy ngày qua đưa tin hàng trăm, hàng ngàn người nườm nượp kéo đến Hồ Gươm để mục kích cảnh “cứu Cụ Rùa”, nhiều người đau đớn, xót xa xuýt xoa lo lắng cho sức khỏe của “cụ”, không ít kẻ rớt nước mắt. Bản tin “Cụ Rùa liên tục nổi, hàng nghìn người tụ tập quanh hồ Gươm” đăng trên báo Dân Trí ngày 06/03/2011 cho biết:
“Cụ Rùa vẫn chưa được đưa về “bệnh viện” và trong những ngày qua cụ liên tục nổi quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Hay tin các cơ quan chức năng chuẩn bị đưa cụ Rùa về tháp Rùa, hàng nghìn người đã tụ tập quanh khu vực bờ hồ suốt cả ngày. Hàng trăm người chen lấn để có thể tận mắt chứng kiến những vết thương của cụ Rùa. Không ít những tiếng xuýt xoa lo lắng cho sức khỏe của cụ Rùa…”
Tỏ lòng đau xót khi chứng kiến một sinh linh bị thương là chuyện bình thường. Nhưng khi cả thủ đô, nếu không nói là cả quốc gia tập trung vào vết thương lở loét trên thân của một con rùa mà quên béng những vết thương lở lét trên thân thể đất nước, trong trí não của dân tộc trên 80 triệu người thì có lẽ đây là chuyện bất bình thường.
Người ta giải thích rùa nổi là do nước Hồ Gươm bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí, rùa phải nổi lên hít thở khí trời. Rùa còn bị thương, nước Hồ bị nhiễm acid, muối, Rùa phải nổi lên để may ra bớt rát v.v. và đó là những giả thuyết khoa học.
Quả thật Hồ Gươm hiện đang đối phó với nguy cơ suy thoái, trở thành sình lầy trong một thời gian không xa. Lớp trầm tích tồn đọng hàng trăm năm làm tôn cao đáy hồ, chỗ sâu nhất trong hồ chỉ 1 m, còn trung bình 0,60 – 0,70 mét.
Nhìn rộng hơn, tình trạng đất nước chẳng khác nào tình trạng của Hồ Gươm.
Hồ bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí, đối phó với nguy cơ suy thoái và biến thành đầm lầy trong một thời gian không xa. Đất nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, thiếu dưỡng khí, đối phó với nguy cơ suy thoái và biến thành thuộc quốc của Trung Quốc trong một thời gian không xa.
Rùa mang đầy thương tích trong thân thể, phải liên tục nổi lên hít thở khí trời. Tình trạng của người Việt Nam cũng vậy và còn mộng ước lớn nhất của họ là thôi làm người Việt, trở thành một công dân nước người để hít thở một “khí trời” của nước người.
Do đó việc rùa nổi thì thể hiện có một ý nghĩa khác, dẫn đến thái độ bất an của nhà cầm quyền.

Thái độ bất an

Vì tình trạng ô nhiễm nói trên của Hồ Gươm nên từ lâu đã có đề nghị nạo vét do Đức viện trợ. Dự án mang tên “Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm Hà Nội – Nghiên cứu khả thi (VNM05.A07)”, với mục tiêu: nạo vét nhưng giữ cho được hai đặc tính căn bản:
1/ giữ màu xanh của hồ, nghĩa là bảo tồn hệ vi tảo mà trong đó có các chủng tảo tạo nên màu xanh đó;
2/ bảo đảm an toàn môi sinh của rùa, linh hồn của hồ.

Theo kế hoạch thì dự án này phải hoàn tất đúng “Đại lễ kỷ niệm 1,000 năm Thăng Long – Hà Nội”, diễn ra vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên việc này đã không thực hiện được, dẫn đến tình trạng thê thảm của con rùa nói trên.
Lý do là lối làm việc tuỳ hứng, ra lệnh miệng, bất kể cam kết ngoại giao từ các quan chức cao cấp nhưng cực kỳ mê tín.
Báo Tiền Phong ngày 10/01/2010, đăng bài “Chưa biết bao giờ nạo vét xong Hồ Gươm”, dẫn lời PGS.TS Hà Đình Đức – nhà “Hồ Gươm học” về “những gập ghềnh trong quá trình thực hiện dự án khoa học mang đậm yếu tố tâm linh” này.
Đầu tiên, hệ thống thiết bị nạo vét Hồ Gươm của Đức đã được thử nghiệm cẩn thận ở ao cá trong phủ chủ tịch. Thế nhưng khi chuẩn bị tiến hành ở Hồ Gươm thì có lệnh miệng phải chuyển khỏi khu vực hồ thiêng “ngay trong đêm 11/11/2009”. Ông Đức cho biết:
“Khu vực hút thử nghiệm đã được xác định. Máy móc đã được tập kết bên bờ hồ Hoàn Kiếm và quây rào bằng lưới B 40 để chuẩn bị tiến hành nạo hút. Bỗng nhiên, trưa 11/11/2009, tôi nhận được cú điện thoại từ ông Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) (Lê Xuân Rao): ‘Bác ơi, nội nhật đêm nay, phải đưa máy móc khỏi hồ Hoàn Kiếm’ mà không một lời giải thích. Hôm sau, chiều 12/11/2009, Sở KH&CN triệu tập cuộc họp bàn ‘Kế hoạch triển khai công nghệ hút bùn CHLB Đức để nạo vét thí điểm hồ Trúc Bạch’. Điều đó có nghĩa là, tạm dừng triển khai ở Hồ Gươm và phải chuyển máy móc về Trúc Bạch”.
Theo Phó giáo sư Đức thì có thể người ra lệnh là người “trên quyền ông Rao” và đây là một kẻ mê tín: “Có thể vì tính nhạy cảm và linh thiêng của hồ Hoàn Kiếm nên họ sợ”.
Kẻ run sợ nhưng đầy quyền lực này là ai?
Trong khi đó thì từ trên báo chí chúng ta lại bắt gặp thái độ bất an, rụt rè của một người đầy quyền lực là Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Trang web của Đài truyền hình VTC News thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông ngày 13/01/2010 đăng bài “Nạo vét Hồ Gươm là một quyết định rất khó khăn”, dẫn lời ông Phạm Quang Nghị:
“Ở góc độ nào đó, việc nạo vét Hồ Gươm so với những việc khác của thành phố không hẳn là lớn, nhưng lại rất nhạy cảm, rất khó khăn để đi tới một quyết định”.
Theo ông Phạm Quang Nghị, sở dĩ có chuyện phân vân như vậy vì Hồ Gươm không chỉ được nhìn nhận như là cảnh quan du lịch, sinh thái bình thường mà là “gắn liền với truyền thuyết, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh”. Chính vì vậy nên có chuyện cân nhắc nên làm hay không làm đều nhiều ý kiến và đều hết sức đắn đo.
Theo ông thì sau đợt “thí điểm hút bùn cải tạo hồ Gươm theo công nghệ Đức”, chính quyền Hà Nội đã kết luận là “đã cho tín hiệu tốt”. Ông phát biểu:
“Việc hút bùn cũng không làm xáo động đời sống của các loài động vật thủy sinh sống ở tầng đáy và do đó ông đồng ý tiếp tục triển khai nạo vét toàn bộ Hồ Gươm”.
Thế nhưng ông lại phát biểu thêm:
“Thành phố không thể đành lòng để Hồ Gươm mỗi ngày một khô cạn, mỗi ngày một suy thoái về môi trường, nhưng bắt tay vào làm là đầy lo lắng… Cụ Rùa nổi lên hay không nổi lên, nổi lên ít hay nổi lên nhiều cũng rất nhiều ý kiến bình luận. Nói như thế để thấy chúng ta đã đứng trước một quyết định không hề đơn giản. Ở góc độ nào đó, việc nạo vét này so với việc khác của thành phố không hẳn là lớn, nhưng lại rất nhạy cảm, rất khó khăn để đi tới một quyết định”.
Qua mấy chữ như thế chúng ta có thể thấy được sự lo lắng và bất của ông Ủy viên Bộ Chính Trị Phạm Quang Nghị và có thể là cả Bộ Chính Trị.
Thứ nhất, theo ông thì bắt tay vào làm thì “đầy lo lắng”, cho dù đã có kết quả rất khả quan.
Thứ hai, ông xác nhận rằng việc “Rùa nổi lên hay không nổi lên, nổi lên ít hay nhiều cũng rất nhiều ý kiến bình luận”.
Miệng lưỡi giới sĩ phu Bắc Hà thì khá cay độc và những sự kiện như vậy nhất định phải được họ liên hệ đến truyền thuyết trả gươm. Thập niên 80, quan văn nghệ Nguyễn Đình Thi soạn vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, chỉ nói việc Nguyễn Trãi từ quan mà cả bộ máy cai trị đã nhảy xổm lên. Huống hồ bây giờ dân chúng nhân chuyện con rùa mà bảo đảng phải “trả gươm”!
Chính vì vậy nên Phạm Quang Nghị mới phân vân: máy móc thiết bị đã chuẩn bị sẵn tại bờ Hồ Gươm thì ra lệnh rút. Ra lệnh rút xong thì ra lệnh rút lại lệnh rút, như thể là chuyện trẻ con chuyện của các bà già buôn vặt!
Bởi thế họ loay hoay như gà nuốt giây thun: chỉ có việc nạo vét Hồ Gươm mà bàn cãi từ năm 1993 tới năm 2009, nghĩa là 16 năm. Đến cuối năm 2009 vừa bắt tay vào làm thì run sợ rụt rè, thay đổi xoành xoạch, đến bây giờ vẫn không xong.
“Ý kiến bình luận”
Rùa Hồ Gươm gắn với truyền thuyến Lê Lợi được cho mượn gươm thần đánh đuổi giặc Minh. Sau khi đánh thắng giặc, vua Lê đi dạo thuyền trên Hồ bị Rùa Thần nổi lên đòi lại gươm và hồ có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Nếu Rùa Hồ Gươm liên tục nổi lên, hiện tượng này có làm sống lại lại truyền thuyết “đòi gươm”, đánh vào cái tâm lý mê tin giới lãnh đạo bất an: họ đã ôm gươm làm đất nước bầy hầy như thế đủ rồi, hãy mau mau trả gươm, nghĩa là từ chức, giao quyền điều hành đất nước cho những người xứng đáng hơn!

PGS TS Hà Đình Đức
đã bỏ công quan sát hiện tượng
nổi lên Rùa Hồ Gươm từ năm 1991

Trước đây, Phó giáo sư Tiến sĩ Hà Đình Đức, giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội, được xem là nhà “Hồ Gươm học” kiêm nhà rùa học, đã bỏ công quan sát hiện tượng nổi lên Rùa Hồ Gươm từ năm 1991. Toàn bộ những lần “cụ Rùa” nổi đều được ông ta ghi chép cẩn thận và nhận thấy rằng lần nào Rùa nổi cũng trùng hợp với một “sự kiện đầy ý nghĩa” của đất nước:
Ngày 26/12/1991, PGS.TS Hà Đình Đức được Đài Truyền hình Hà Nội mời nói chuyện về bảo vệ rùa Hồ Gươm. Đúng 10h sáng hôm đó, “Rùa” nổi lên và bài nói chuyện tối hôm đó được minh họa cảnh quay phim “cụ” nổi ngay buổi sáng.
Ngày 10/03/1992, Sở Giao thông Công chính Hà Nội tổ chức cuộc họp bàn phê duyệt Phương án nạo vét Hồ Gươm. Đúng sáng sớm hôm đó, Rùa nổi.
Đúng một năm sau, trong ngày họp phê duyệt “Phương án nạo vét Hồ Gươm” ngày 10/03/1993, Rùa lại nổi.
Trong tuần Hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần I (14/11/1993 ~ 20/11/1993), đúng ngày 19/11/1993 Rùa bò lên nằm trên gò Tháp Rùa. Đầu ngẩng cao hướng về phía đặt tượng vua Lê. Cảnh này đã được nhiều người chụp.
Ngày 26/08/1999, Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức bàn giao mặt bằng Khu di tích tưởng niệm vua Lê cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Rùa nổi lên từ 10h30 đến 12h30.
Đúng 0 giờ 0 phút ngày 01/01/2000, hàng vạn người Hà Nội tụ tập quanh Hồ Gươm để đón chào Thiên niên kỷ mới, khi vừa bắn pháo hoa thì Rùa liên tục nổi lên mặt nước.
9 giờ sáng 27/09/2000, chính quyền Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm vua Lê bên Hồ Gươm, Rùa bò lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân đảo Ngọc. Rùa nằm vậy từ 8h20 đến 10h20 trước sự chứng kiến của nhiều quan chức.
Năm 2002, khi Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, họp từ ngày 18-2 đến ngày 2-3-2002, Rùa liên tục nổi lên.
Tháng 11/2002 Quốc Hội họp kỳ thứ 2, ngày 25/11/2002 xảy ra cảnh “đại biểu chất vấn bộ trưởng” và Tạp chí Thế Giới Mới đăng bài: “Đã tìm được “lý lịch” rùa Hồ Gươm”. Rùa nổi lên nhô đầu gần cây phượng góc đường Lê Thái Tổ – Hàng Khay, đầu buổi chiều bơi dần về phía Gò Rùa rồi lặn mất.
Ngày 18/04/2006, đúng ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc, Rùa nổi lên. Đến ngày bế mạc 26/04/2006 Rùa cũng nổi lên.
Những sự kiên trên được diễn tả là “sự kiện trọng đại của đất nước” và hình ảnh cụ Rùa trong lời diễn tả trên bao hàm một ý nghĩa thiêng liêng.
Thế nhưng nếu nhìn lại ý nghĩa của truyền thuyết đòi gươm, những hình tượng như vậy cần giải thích khác đi. “Rùa thần” bây giờ liên tục nổi lên và chờ đợi như là người đòi nợ.
Nếu Rùa Hồ Gươm thực sự là một “linh vật” của thủ đô, chắc chắn linh vật ấy xuất hiện để nhắc nhở giới lãnh đạo bất tài và yếu hèn cộng sản phải trả gươm.
Bây giờ, sau khi đã tổ chức đại hội đảng xong và chuẩn bị cho bầu cử quốc hội, Rùa lại nỗi lên với thân hình tơi tả. Không có hình ảnh “đòi gươm” nào hợp hơn. Tình hình đất nước đã ở thế cực kỳ tuyệt vọng và Rùa đã nổi lên đòi gươm trong tình thế cực kỳ tuyệt vọng.
Tình thế tuyệt vọng
Hình ảnh “cụ Rùa” với thân thể lở loét liên tục nổi lên đòi gươm giữa một Hồ Gươm đã bị xuống cấp trầm trọng và ô nhiễm cũng chẳng khác hình ảnh người Việt với những số phận “lở loét” lên tiếng đòi lại quyền làm chủ vận mạng của mình giữa một tình thế đã bị tụt hậu trầm trọng.
Tình thế của cụ Rùa được xem là tuyệt vọng và tình thế của người Việt cũng không có gì khá hơn.
Những quan chức có trách nhiệm tại Hà Nội phân vân do dự, không biết phải làm gì với một Hồ Gưom đang có nguy cơ trở thành một đầm lầy. Cả hệ thống cầm quyền tại Việt Nam cũng vậy, họ phân vân không biết phải làm gì trong khi đất nước đang có nguy cơ biến thành cái đầm lầy của chủ nghĩa cộng sản.
Cái tương lai “đầm lầy” ấy của đất nước có thể thấy rõ trong “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI”.
Trong “cương lĩnh” này giới cấm quyền khẳng định chủ nghĩa tư bản vẫn “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công” và “theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” .
Cả trong “Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng”, hệ thống ấy vẫn khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” .
Bước vào thế kỷ 21 này, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở khắp nơi đã sụp đổ và ngàn vạn tài liệu vạch trần những sai lầm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa mà vẫn chủ trương xây dựng đất nước như vậy thì có khác gì biến đất nước thành một đầm lầy.
Ngày 18/02/2011 Thông Tấn Xã Việt Nam đăng bản tin “Đưa quan hệ hợp tác Việt-Trung lên tầm cao mới”:
“Chiều 18/2, tại Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã tiếp thân mật ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sang thông báo về kết quả Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. […] Ông Hoàng Bình Quân trân trọng chuyển tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và các vị lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc thông điệp, thư cảm ơn, lời thăm hỏi thân thiết, và lời chúc mừng năm mới nồng nhiệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam”.
Giữa lúc “tàu lạ” và “thuyền lạ” liên tiếp xâm phạm hải phận Việt Nam, hệ thống cầm quyền lại cử sứ thần sang bẩm báo như thế, tình thế tuyệt vọng của đất nước đã cô đọng lại ở hình ảnh con rùa tơi tả vết thương liên tục nổi lên “đòi lại gươm” giữa cái hồ nặc mùi ô nhiễm.
Theo Trung Quốc mất nước, theo Mỹ mất đảng; thà mất nước còn hơn mất đảng. Tương lai nước Việt không chỉ là một cái đầm lầy nhầy nhụa mà còn tệ hơn vậy vì sẽ là một đầm lầy không còn là của mình, như một thứ thuộc địa hạng hai của Tàu.

Lê Trọng Hiệp
Nguồn bài: thongluan.org

No comments:

Post a Comment