“Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”
“bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Giáo sư toán học có tiếng của Việt Nam, ông Ngô Bảo Châu, vừa lên tiếng bình luận về vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.Về sự sợ hãi
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Trong bài blog với tựa đề ‘Về sự sợ hãi’, ông Châu viết:
“Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.
“Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
“Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.
“Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.”
‘Cẩu thả và sợ hãi’
Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, viết tiếp:
“Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.
“Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
“Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải.
“Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm.
“Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
“Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.”
Giáo sư Châu cũng đã từng bày tỏ quan điểm của ông về tự do ngôn luận khi đoạt giải Fields, giải được coi là Nobel toán học, hồi tháng Tám năm ngoái.
Cũng trong một bài blog, ông viết “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Nguyên văn bài viết trên blog thichhoctoan của GS Ngô Bảo Châu
Về hưu ở Việt Nam hay Mỹ?
Bài chủ là một bức thư do một ‘Việt kiều’ ở Mỹ ký tên Thanh Nguyen, gởi cho VnEpress – một trang mạng của vi-xi trong nước – trong mục “Thế giới / Người Việt 5 châu” ngày Thứ ba, 29/3/2011, 12:52 GMT.
Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62. Tôi muốn về hưu ở Việt Nam dù không có họ hàng thân thuộc ở đây nữa.
Kính thưa ban biên tập VnExpress,
VnExpress, là một trong những website tôi thích nhất. Một ngày, nếu tôi không xem những tin tức trên quý biên tập thì tôi cảm thấy như thiếu một cái gì đó.
Tôi có đọc qua những ý kiến của độc giả về đề tài “hưởng già ở Việt Nam.” Nay, tôi xin quý biên tập đăng lên đây và nhờ ý kiến của quý độc giả về trường hợp về hưu của tôi như sau:
Tôi ở Mỹ được 32 năm, đã và đang làm việc cho một hãng điện tử 30 năm. Năm nay tôi 59 tuổi, sức khỏe tốt. Các con tôi (3 đứa) đều lớn và đã sống riêng. Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62. Tôi muốn về hưu ở Việt Nam. Hiện tại, tôi không còn ai ở Việt Nam, kể cả họ hàng thân thuộc. Tôi chỉ về hưu một mình. Vợ tôi không chịu về hưu ở Việt Nam vì vợ tôi là người Lào và thích ở bên Mỹ hơn. Tôi đã dẫn vợ về Việt Nam một lần. Vợ tôi không thích Việt Nam cho lắm.
Về phần tài chính thì tôi được tiền hưu là 1.500 USD + 500 USD một tháng tiền 401K. Sau khi đọc rất nhiều ý kiến của những độc giả, khi về hưu tôi sẽ chọn Bến Tre hoặc Phan Thiết.
Xin độc giả cho tôi ý kiến.
Bến Tre hoặc Phan Thiết có tốt về khí hâu, thực phẩm, tình bà con hàng xóm có được không? Hay là ở chỗ nào khác tốt hơn như Nha Trang, Cần Thơ? Lúc còn ở Việt Nam tôi ở quận 1, TP HCM. Nay tôi không thích TP HCM cho lắm.
Một vài lý do rất quan trọng là tại sao tôi muốn về hưu ở Việt Nam?
- Tôi cần tình người (ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ).
- Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam (tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ) để hàn huyên tâm sự.
- Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời. Với số tiền hưu, tôi sẽ trích ra một phần và chính tay sẽ giúp đỡ họ.
Ở Mỹ vật chất rất là đầy đủ, dư thừa nhưng chỉ thiếu tình người giữa người Việt Nam với nhau. Đó là lý do chính tôi muốn về hưu ở Việt Nam.
Xin quý tòa soạn cho đăng mẩu tin này.
Thanh Nguyen
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2011/03/ve-huu-o-viet-nam-hay-my/?p=1#aComment
Bài trả lời:
Bài trả lời của một ‘Việt kiều’ ở Pháp ký tên là ‘Ông Việt-kiều-yêu…. Xóm.’
Thưa ông Thanh Nguyen.
Không phải là một người trong “ban biên tập VnExpress” nhưng sau khi đọc được lá thư của ông thì tôi ngứa… tay quá nên xin đươc thưa chuyện cùng ông.
Tôi ở Pháp được 31 năm, đã và đang làm việc cho một hãng điện tử 28 năm. Năm nay tôi… trẻ hơn ông, sức khỏe tốt. Con tôi lớn và đã sống riêng. Tôi dự định làm việc khoảng… 15 năm nữa thì về hưu. Tôi muốn về hưu ở.. Pháp. Hiện tại, tôi không còn ai ở Việt Nam ngoài… họ hàng thân thuộc. Vợ tôi đã… dẫn tôi về Việt Nam hai lần. Dù yêu quê hương tha thiết như một người Việt Nam bình thường nào. tôi cũng không thích về hưu ở Việt Nam. Vì ở đó không có tự do, công bằng. dân chủ do một Đảng độc tài lãnh đạo từ 36 năm nay. Giản dị chỉ vì tôi không muốn ai “quản lý” đời sống TINH THẦN của tôi!
Tôi không muốn phải tôn thờ một chủ nghĩa nào hay một ông già râu nào. Tôi muốn tự mình chọn người đại diện tôi vào quốc hội. làng xã… Tôi muốn đọc sách nào tôi thích. hát bài nào tôi ưa. muốn “yêu ai cứ bảo là yêu / ghét ai cử bảo là ghét.” Tôi không muốn thấy các em bé vô tư bị ép phải quàng khăn đỏ. ca múa những bài “nâng bi” để cuối cùng tương lai cũng bị đám chó sói ăn thịt! Tôi không muốn thấy các cô gái đua nhau “lấy chồng xứ lạ!!!” Không muốn nghe các cơ quan truyền thông. truyền hình che mắt, bịt tai về những tin tức xác thực ở ngoài kia: thế giới; ở ngay đây: đất nước.
Tôi không muốn cứ phải lâu lâu lại bị nghe những bài hát tuyên truyền cũ rích kiểu “5 anh em trên một ‘chiệc’ – dấu nặng – xe tăng” hay “tiến về Sài Gòn, ta giết sạch giặc thù,” hay chỉ thấy đầy dẫy những hồi ký chính trị láo khoét khi bước vào một hiệu sách. Tôi không muốn lịch sử bị sửa sai. Tôi không muốn bị bắt buộc phải “bo” cho những công chức (công an, cảnh sát…) có bổn phận phải phục vụ tôi. Tôi không muốn phải cúng tiền cho những ông bà… “Nội” tự xưng là đầy tớ của tôi (Đảng là đầy tớ của nhân dân) khi tôi muốn tu sửa nhà, muốn mua “hộ” mới. Tôi muốn quyền lợi y tế phải được đồng đều cho mọi ngừoi dân. chứ không riêng gì cho các công thần chế độ… v.v.. Tôi không muốn đi đâu cũng phải nghe 2 tiếng đầu tiên “tiền đâu?”
Và. điều quan trọng nhất. tôi không muốn phải ngồi yên. nín khe trước cảnh ngoại nhân tung hoành khai thác đất nước! Sống như vậy, dù có “tình người” thì “tình người” cũng chưa đủ để nuôi tôi sống. Chưa nói rằng, đã gọi là tình NGƯỜI rồi thì ở đâu mà chả có. Ông có nhớ câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” không?
Thưa ông Thanh Nguyên,
Tôi thấy những lý do ông đưa ra chỉ thích hợp với một mình ông thôi. Mục đích của ông, nếu tôi hiểu đúng, là ông đi tìm “tình người.”
Nếu ông khộng là một người… kỳ thị hoặc “khép kín,” hay hàng xóm ông không “very nice” với ông thì có thể là ông còn ”yếu” ngoại ngữ? Ở Mỹ 32 năm mà “yếu” ngoại ngữ thì:
- hoặc là cuộc sống ông thu hẹp trong cộng đồng Việt, như một số người Tàu ở Chợ Lớn không biết nói tiếng Việt. Điều này không phải vì ông xác định “tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ.”
- hoặc ông không thích giao thiệp.
Đi làm 30 năm liên tục thì thiết tưởng tiếng Mỹ của ông cũng không đến nổi nào. Mà cho dù yếu thì cái vốn ngữ vựng “my tailor is reach” cũng đủ để ông “hàn huyên tâm sự” với hàng xóm. Vậy thì có lẻ hàng xóm ông là kẻ “lạnh lùng” (kỳ thị?) Nếu vậy tại sao ông không đổi “xóm” khác?
Hay ông là người không thích giao thiệp? Nếu đúng như vậy, thì tại sao ông cần “tình người” làm gì? Ông cần “tình người” mà ông cú ru rú trong nhà thì “tình có cũng như không” mà thôi!
Có điều tôi không hiểu ông định nghĩa thế nào là “đậm đà” khi ông viết “ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ?” Tôi không “sua” (sure) gì mấy chuyện này.
Thứ nhất, Việt Nam bây giờ không phải là Việt Nam trước ngày ông rời nước. Ngày xưa không có cha mẹ nào đồng ý cho con mình “lấy Mỹ;” ngày nay người ta “hãnh diện” khi có con lấy ngoại quốc. Ngày xưa giỗ quảy gì chòm xóm cũng đến tiếp một tay; ngày nay, Việt kiều về cho “cadeau” (quà) dỏm là bị chê ngay. Ngày xưa nhà có người trúng gió, hàng xóm chạy qua cho mượn miếng dầu; ngày nay chòm xóm thưa kiện nhau, ấu đã, thậm chí chém giết nhau chỉ vì miếng… đất! Cái “tình” ông biết đó, nó thay đổi theo thời gian, theo “xã hội mới, con người mới” rồi! Đảng còn thay đổi “mở cửa” nữa, nói gì người dân bình thường!
Thứ nhì, người Mỹ cũng là ngừoi như người Việt Nam, người Pháp… Nghĩa là có người “đậm đà” có người “nhạt nhẽo.” Ông trách Mỹ không “đậm” với ông. Thế còn ông? Ông có “đậm” với Mỹ không? Tôi thì tôi thấy ông… vô tình lắm. Nói chi xa, ông quyết định về Việt Nam sống một mình, để bà vợ người Lào ở lại Mỹ một mình vì bà “thích ở bên Mỹ hơn.” Thế thì ông lấy bà ấy làm chi? Người ta mong hưu trí để vợ chồng già hủ hỉ với nhau, có con, có cháu. Ông thì ông mong nghĩ hưu thì về Việt Nam một mình hàn huyên tâm sự với… hàng xóm, bỏ mặc vợ con ở lại Mỹ.
Hoặc là ông không có hạnh phúc với vợ con (điều này không nghe ông nói!) hoặc là ông chán ăn “cơm nguội” với… nước Lèo; Muốn về Việt Nam sáng bia, chiều “phở?” Nếu vậy thì ông ích kỷ giống… “Bác” ông quá: Cả đời chỉ nghĩ đến “cách mạng,” có mấy đời vợ, mà bà nào cũng bị Bác cho ra rìa để “Bác làm cách mạng;” có khi lại bịt mắt làm ngơ như khi chú Hoàn (Trần quốc Hoàn, Bộ Trưởng Bộ Công An) thủ tiêu bồ nhí của Bác – cô Nông Thị Xuân, người đã đẻ cho Bác đứa con trai “Nguyễn Tất Trung” (theo Vũ thư Hiên trong cuốn “Đêm giữa ban ngày”).
Người xưa có câu “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ.” “Tình nhà” ông không để ý đến mà lại đòi người ta san sẽ “tình nước” thì tôi thấy… còn lâu! Trừ khi ông móc đô la!
Nên tôi thấy mấy cái lý do ông đưa ra, cái nào cũng… vô duyên, không có “cơ sở” vững chắc trừ chuyện “Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời. Với số tiền hưu, tôi sẽ trích ra một phần và chính tay sẽ giúp đỡ họ…” Điều này thì tốt quá. Mai mốt ông có lên thiên đàng cho tôi nắm ké cái ống quần nhé. Vâng, cứ giúp người trước đi ông à. Tình người ông sẽ có sau.
Còn chuyện “ở đâu cho tốt” thì tôi thấy ở đâu cũng tốt nhưng ở các làng quê hẻo lánh thì có lẽ tình người vẫn còn đậm đà như tô cá bống kho tiêu. Trừ … phở. Nghe nói “Phở Ta” của bà Đặng tuyết Mai nấu ở Sài Gòn bị Việt kiều Mỹ chê lên chê xuống đấy. Ông có biết không?
Ông Việt-kiều-yêu…. xóm?
Trần Văn Giang (Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment