Saturday, June 25, 2011

Khiếp nhược

Từ "Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời.
Bia Khanh Khe
(Ở Saigon, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sứ quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt).
Để cho nó mấu, sau đây là tượng đài ghi lại chiến công bắt phi công John McCain giữa lòng Hà Nội vào ngày 26.10.1967, tức là mười mấy năm trước cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Hồi cuối tháng 2 vừa rồi, xe chạy qua chỗ Hồ Trúc Bạch, tôi thấy ông McCain vẫn còn "quỳ" ở đấy, gần 50 năm sau.
Tuong Dai Mc Cain
Có người nói rằng đánh Mỹ là sướng nhất, đánh nó, chửi nó rồi làm ăn với nó, vừa lấy tiền nó lại vừa chửi nó mà không sao cả. Còn đánh Trung Quốc khổ vô cùng, đánh nó mà không dám gọi nó là "giặc", không dám nêu đích danh nó, chỉ gọi là "nước lạ".

Nghe John McCain chửi Trung Cộng như...Tiếng nhạc !



Nguyễn Văn Tuấn - Theo dõi diễn tiến hội thảo về “An ninh hàng hải ở biển đông” do CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) tổ chức, tôi có phần thất vọng với … phe ta.Hôm qua, tôi bỏ ra cả giờ đồng hồ theo dõi hội thảo “Maritime Security in the South China Sea” do CSIS tổ chức. Tôi đặc biệt theo dõi => bài nói chuyện của TNS John McCain

Trong bài nói chuyện, ông bắt đầu một cách ý nhị bằng cách kể chuyện ông đi thăm Miến Điện, những xa lộ 18 lằn xe mà chẳng có xe nào đi (ngoại trừ xe của ông), rồi mới vào chủ đề chính là sự bất ổn ở biển đông. Ông nói thằng Trung Quốc là thủ phạm gây nên bất ổn, qua những hành động hiếu chiến và khủng bố gần đây. Ông nói như tát vào mặt Trung Quốc rằng những yêu sách đường lưỡi bò là vô lí, bất hợp pháp: “các tuyên bố mở rộng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.”Nghe cứ như là nhạc! Việt Nam chúng ta đã nói điều này rất lâu, nhưng phải là lời nói từ McCain thì dễ gây chú ý và nó cũng nặng kí hơn ASEAN nói. 


Cũng như bất cứ hội nghị nào ở phương Tây, sau mỗi bài nói chuyện là phần hỏi và trả lời. Tôi chú ý phần này vì đây là những trao đổi có khi rất sống động và thật. Từng làm chair trong hội nghị, tôi biết những buổi vấn đáp như thế này sống động như thế nào. Trong phần vấn đáp sau bài của McCain, có chừng 10 câu hỏi. Nhưng phần lớn xuất từ Mĩ, Trung Quốc và vài người trong khối ASEAN. Buồn cười nhất câu hỏi của cô Tàu hỏi ông McCain là ông có những lời khuyên cho Mĩ, vậy ông có lời khuyên nào cho Trung Quốc hay không! Còn một ý kiến của anh Tàu thì có lẽ không có ý kiến chắc hay hơn. Ông McCain lịch sự trả lời từng câu. Cũng có khi ông hội ý khoảng 2 giây với chủ tọa về câu hỏi của anh Tàu (có lẽ vì tiếng Anh của anh Tàu quá kém nên ông McCain muốn hỏi chủ tọa xem ông ta nói gì). Nói chung tôi nghĩ buổi chất vấn tương đối có chất lượng.

Điều làm tôi ngạc nhiên là không có ý kiến từ phái đoàn Việt Nam. Hoàn toàn không. Đây là điều hơi lạ lùng, bởi vì trong bài nói chuyện, ông McCain nhắc đến Việt Nam khá nhiều lần và thậm chí còn có những câu chữ có thể nói là “đưa tay ra bắt tay Việt Nam”. Những gì ông ấy nói hoàn toàn có lợi cho Việt Nam (và bất lợi cho bọn Trung Quốc). Ấy thế mà những người đại diện Việt Nam không hề đặt một câu hỏi, không hề có một bình luận, không hề nêu một ý kiến! May thay, có một vị phụ nữ Việt (chắc là đang ở Mĩ) đứng lên phát biểu và đặt câu hỏi. Chị ấy hoan hô McCain (khi ông nói rằng nhân quyền là một yếu tố rất quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mĩ), và có một đề nghị thú vị: đổi tên biển “South China Sea” thành “Southeast Asian Sea”. Cử tọa cười và ông McCain nói “Good idea” (ý tưởng hay). Tôi cũng nghĩ ý tưởng rất hay.. Sau đó chị ấy đặt vài câu hỏi cũng thú vị. Chị này rõ ràng là người quen với hội nghị quốc tế, tuy cách đặt câu hỏi có vẻ dài dòng. Nói gì thì nói, may mắn là trong khi phái đoàn Việt Nam kín miệng thì có một người Việt Nam mở miệng nói và nói cũng hay.

Sự khiêm tốn của phái đoàn Việt Nam rất khó giải thích. Bay cả 24 giờ từ Hà Nội (?) sang Washington, tốn vài chục ngàn đôla (tức có thể cả tỉ đồng), đất nước đang đứng trước sự đe dọa của kẻ thù, được người ta bênh vực, mà không hề có một chữ để đáp lại. Tốn tiền nhiều mà không có chữ nào (ngoại trừ bài nói chuyện mà tôi chưa đọc và chưa đuợc xem qua) thì thật là phí quá. Ở nhóm của tôi, một qui tắc bất thành văn là khi nghiên cứu sinh đi dự hội nghị quốc tế, họ phải có đóng góp dưới hình thức bài báo và nêu ý kiến hay câu hỏi; không làm được điều này chúng tôi cho là phí tiền và lần sau khó có cơ hội đi dự hội nghị. Đi dự hội nghị không chỉ là “đem chuông đi đấm xứ người”, mà còn là nâng cao sự hiện diện của hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế, chứ đâu phải chỉ đọc báo cáo. Không thể khiêm tốn như thế được! Tại sao Philippines họ có ý kiến mà Việt Nam chẳng có ý kiến nào?

Tôi tự hỏi tại sao những người đại diện VN trong hội nghị khiêm tốn như thế. Tôi nghĩ đến những lí do như:

(a) không có ý gì để hỏi;

(b) không hiểu được ý của McCain;
(c) thiếu thông tin, nên chẳng biết gì để nói;
(d) thẹn thùng, chưa quen với văn hóa hội nghị quốc tế;
(e) phải chờ xin ý kiến cấp trên, vì sợ nói ra ý gì không hợp với cấp trên;
(f) kém tiếng Anh nên thiếu tự tin trong khi phát biểu; và
(g) tất cả những lí do trên.

Lí do (a) thì không thể đúng, bởi vì chắc chắn phía Việt Nam có nhiều ý để bàn. Lí do (b) thì chưa biết ra sao, vì hiểu cũng đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ. Lí do (c) thì có thể (chỉ “có thể” thôi), vì cán bộ chỉ tiếp thu thông tin một chiều, nên khi đương đầu với rừng thông tin trong hội nghị họ trở nên lúng túng. Lí do (d) thì sai, vì cán bộ ngoại giao chắc chắn là quen với chuyện ăn nói hay đi dự hội nghị nhiều lần. Lí do (e) rất có thể, do ai cũng sợ mất chức nên thà im lặng chứ nói ra mà không đúng ý cấp trên thì … rất mệt về về nhà. :-). Lí do (f) cũng rất có thể, vì nghe qua các vị ấy nói tiếng Anh rất khó hiểu. 


Ngay cả xem qua cái video của người đứng đầu tòa đại sứ VN tại Washington trả lời phỏng vấn, tôi thấy rất khó nghe và đơn điệu, không như cách trả lời rất engaged và rất lively của bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Thật ra, đây không phải là lần đầu các nhà ngoại giao Việt Nam “khiêm tốn” trên trường quốc tế. Trước đây cũng có vài diễn đàn ở ASEAN mà trong đó phía VN ít khi phát biểu gì. Ngay cả bên cạnh bà Hillary Clinton “miệng lưỡi” hùng hồn, người đứng đầu ngoại giao Việt Nam cũng rất … ít nói. Mới đây nhất, trong một hội nghị của các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ở Jakarta (Indonesia), phái đoàn Việt Nam cũng có hành động khiếm nhã. Khi một diễn giả nói về tình trạng nhân quyền (hay gì đó?) không mấy tốt ở Việt Nam, một thành viên trong phái đoàn Việt Nam lấy muỗng gõ vào tách cà phê để làm át tiếng nói người phát biểu. Thật là một thái độ lạ lùng, không văn minh chút nào. Tại sao không thảo luận bằng ngôn ngữ mà lại làm trò như thế? Thật không thê nào hiểu nổi trong đầu họ nghĩ gì. Không thể nào mang tiếng đại diện Việt Nam mà lại làm mất thể diện quốc gia như thế.

Nguyên tắc của tôi là mỗi khi mình đi đâu ở nước ngoài mình phải là để ý đến thể diện Việt Nam. Dù tôi không còn mang quốc tịch Việt Nam nữa, nhưng với cái họ gắn liền với Việt Nam, nên khi đi công tác nước ngoài, tôi luôn nhìn trước xem sau mình nói và làm có gì ảnh hưởng tiêu cực đến nước Việt Nam hay không. Ngay cả nghiên cứu sinh của tôi, tôi cũng nói như thế: làm gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam, chí ít mỗi người là một "đại sứ lưu động". Do đó, tôi nghĩ trách nhiệm và nghĩa vụ của một người chính thức đại diện Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế phải rất cao, và người dân hoàn toàn có quyền kì vọng họ phải là những người có tài, uyên bác, và hành xử lịch thiệp. Không có những attributes đó thì không nên đại diện Việt Nam. Không có lí do gì phải khiêm tốn trước kẻ thù hung hãn khi mình có chính nghĩa. Chẳng có lí do gì phải tiết kiệm lời nói để không đóng góp vào tranh luận trong một diễn đàn quan trọng như diễn đàn An ninh hàng hải ở biển đông vừa qua.

NVT


Dẹp Quách NASA? - Không Có Chi!

image

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.
Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết "Mùa Hè Năm Ấy", tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.
Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu,  tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án "The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation", tạm dịch "Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn".
Từ 2002,ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền.
Hình bên: Tác giả cạnh mũi phi thuyền Endeavor, chụp ngày 1 tháng Hai, 2010.

image

Hè này tôi được giao cho trách nhiệm làm cố vấn (mentor) cho một sinh viên đến làm tập sự ở trung tâm Kennedy trong 10 tuần lễ mùa hè. Cậu là sinh viên năm thứ 4 đang theo học ở đại học Purdue, tiểu bang Indiana .  Đại học Purdue là một trong những đại học tên tuổi của nước Mỹ, được xếp hạng cao về ngành kỹ thuật cơ khí và không gian. Ernesto, tên của cậu, đã không làm hổ thẹn trường Purdue. Chỉ mới đến đây mới có một tuần mà cậu đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng tiếp thu nhanh chóng và không ngại khó khăn của một sinh viên giỏi.

Hôm đầu mới đến, Ernesto được tôi dẫn đi vòng vòng để giới thiệu những đồng nghiệp trong nhóm kỹ thuật cơ khí. Cho đến khi chúng tôi gặp Richard, một kỹ sư trong nhóm hệ thống cơ lưu chất (Fluids System) thì một cuộc nói chuyện thú vị bắt đầu, và đó cũng là điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay.

Tôi không nhớ rõ câu chuyện bắt đầu chỗ nào, nhưng đến một thời điểm nào đó thì Richard tâm sự:
Ông bạn trẻ có biết không, tớ có một vài người bạn học cũ từ thời trung học, mất liên lạc một thời gian dài, gặp lại nó hỏi tớ đang làm ở đâu, khi biết tớ đang làm cho NASA thì nó nói gì bạn trẻ có biết không?

Chắc là khâm phục lắm! Ernesto trả lời Richard.

Hì hì! Ngược lại thì đúng hơn. Nó nói dẹp quách cái trung tâm NASA cho xong, phí tiền quá!  Nghe nó nói vậy tớ nóng mặt hỏi nó.  Richard chuyển giọng nói tiếp một tràng dài:

image

Mày có xài cell phone không? Thằng bạn nói có, và tớ nói ngay: không có chi!

Mày có xài laptop không? Thằng bạn gật đầu, và tớ tiếp tục: không có chi!

Mày có TV màn hình mỏng LCD không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi!

Mày có xài máy lạnh trong xe hơi không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi!

Vợ mày có xài máy sấy tóc, ép tóc không? Thằng bạn nói hình như có, và tớ lại: không có chi!

Mày có đi du lịch bằng máy bay không? Thằng bạn gật đầu, tớ lại: không có chi!

Mày có để tiền trong nhà bank không và kiểm tra tiền online không? Thằng bạn lại gật đầu, và tớ: không có chi!

Mày có uống nước và thở không khí không? Thằng bạn nói tất nhiên, và tớ: không có chi!

Richard nói đến đó xong, mĩm cười và bỏ đi, để cho Enersto tự suy nghĩ tiếp.

Thật ra chẳng có gì phải đáng suy nghĩ, những điều Richard nói hoàn toàn đúng sự thật, chỉ có điều là Richard chỉ kể ra một ví dụ điển hình của những tiện nghi mà nhân loại đang thừa hưởng, và ít có ai biết được các tiện nghi này là kết quả của các công trình nghiên cứu từ trung tâm hàng không và không gian Hoa Kỳ, gọi tắt là NASA.

image

Đúng đấy bạn ạ! Con chip Integrated Circuit (IC) cực nhỏ lần đầu tiên được chế tạo bởi công ty Texas Instrument, dưới đơn đặt hàng của NASA trong chương trình Apollo vào những năm của thập niên 60. Nếu không có con chip IC này thì đã không có cuộc cách mạng điện tử và làm gì có điện thoại di động, máy computer, và TV cho bạn xài! 
Còn cái vụ máy lạnh trong xe hơi, tôi đoán là ông bạn Richard muốn ám chỉ đến một ứng dụng tự charge khí Freon vào trong xe hơi do NASA bảo trợ. Bình charge Artic Freeze vừa rẻ, vừa an toàn cho môi trường được bán trên thị trường hiện nay. Với 20 đô-la bạn hiền có thể tự charge cho máy lạnh xe hơi của mình thay vì mang ra ngoài tiệm sửa xe phải tốn ít nhất $100.

image

Còn chuyện máy ép tóc là một thứ công nghệ nano, do tiến sĩ Dennis Morrison của trung tâm Johnson Space Center chế tạo năm 2001, sau đó ông Farouk Shami, chủ công ty Farouk Systems Inc, mượn sáng kiến này để áp dụng vào đồ ép tóc. Điều đặc biệt là những thanh kim loại này khi được làm nóng lên ở nhiệt độ không cao lắm (khoảng 180 độ C) sẽ tiết ra những ion làm cho tóc mềm hơn và do đó dễ tạo các kiểu mẫu hơn.

Một ảnh hưởng lớn của NASA là trực tiếp vào ngành kỹ nghệ du lịch hàng không. Những chuyến bay ngày nay an toàn hơn, bộ phận động cơ ít tạo ra tiếng ồn hơn, máy bay lướt trong không khí êm hơn, cất cánh và hạ đáp nhẹ nhàng hơn, tất cả đều được cải tiến nhờ những công trình nghiên cứu từ NASA chuyển qua cho Boeing và các công ty chế tạo phi cơ khác trên toàn thế giới.

image

Còn chuyện kiểm soát và quản lý chương mục trong nhà bank dùng hệ thống online ngày nay tiện lợi và bảo đảm an toàn hơn là nhờ phần mềm Java Pathfinder (JPF). Phần mềm này lúc đầu viết ra để kiểm soát các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa. Hiệu quả của nó mang lại quá cao đến nỗi các ngân hàng phải học hỏi để nâng cao hệ thống an ninh mạng của họ.

image

Mục tiêu của NASA hiện nay không chỉ nghiên cứu không gian mà còn cải tiến môi trường sống trên quả địa cầu. Với những nổ lực không ngừng của  nhóm khoa học địa cầu ở trung tâm NASA,  nguồn nước uống và không khí được nâng cao về mặt chất lượng để đem đến cho chúng ta nước sạch và không khí trong lành. Các nghiên cứu ở trạm không gian quốc tế để khảo sát tầng ozone và chất lượng không khí vẫn đang tiếp tục. Những nghiên cứu ở NASA về năng lượng sạch như sinh học, mặt trời, gió, vân vân đang diễn ra ở ngoài không gian và ngay trên trái đất chắc chắn sẽ mang lại những phúc lợi đáng kể cho nhân loại.

image

Richard chỉ nêu lên một vài ví dụ điển hình thôi, còn có biết bao nhiêu phát minh từ NASA đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Một điều rõ ràng là cơ quan NASA không chỉ đơn thuần nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, mà còn có nhiệm vụ hợp tác và bảo trợ các công ty tư nhân. Hàng năm NASA bỏ ra hàng tỉ đô-la để tài trợ các công ty nhỏ, từ đó các phát minh của các công ty này ảnh hưởng trực tiếp nhân loại. Trường hợp điển hình là cái máy khoan xài pin của hãng Black and Decker, qua sự hợp tác nghiên cứu của NASA và Black and Decker, ngày nay cái máy khoan cầm tay này có thể xài lâu hơn mà không sợ hết pin.  Một công ty khác cũng được hưởng lợi tự sự hợp tác nghiên cứu với NASA là Dustbuster, hãng chế tạo máy hút bụi.

image

Bạn có biết rằng ngày xưa khi các nhà khoa học ở NASA muốn đo mức độ phóng xạ của các vì sao và các hành tinh, họ đã nghĩ ra cái nhiệt kế, và đó là cái mà các bác sĩ bỏ vào tai hoặc dưới lưỡi của bạn mỗi khi họ muốn đo nhiệt độ cơ thể của bạn.  Bạn có để ý thấy những loại nệm giường ngủ sau này không dùng lò xo, được gọi là nệm Tempur-Pedic. Mấy miếng nệm này hồi xưa do NASA chế tạo cho ghế ngồi trên phi cơ và mũ bảo hiểm của các phi công.

image

Còn nhiều lắm, không kể hết đâu bạn hiền ơi! Chẳng hạn như kính thủy tinh không bị trầy, gậy đánh golf làm bằng hợp kim, pin năng lượng cao, kính mát chống tia cực tím, con chuột máy computer, thực phẩm được giữ kín bằng phương pháp hút chân không. Tất cả đều là từ NASA mà ra!

Như vậy thì bạn có nghĩ là chúng ta nên dẹp bỏ NASA hay không?
Không có chi!

No comments:

Post a Comment