Sunday, June 26, 2011

Tình bạn Mỹ-Việt giữa hiểm họa bành trướng - Bùi Tín Blog

Ðảo Phan Vinh, Trường Sa (hình do Thông tấn xã Việt Nam chụp và phổ biến ngày 14/6/2011)
Hình: AFP
Ðảo Phan Vinh, Trường Sa (hình do Thông tấn xã Việt Nam chụp và phổ biến ngày 14/6/2011)
Nước Việt Nam ta đứng trước một thử thách hiểm nghèo.
Nhóm lãnh đạo của nước láng giềng phương Bắc đang công khai thực hiện chính sách bành trướng theo kiểu lấn lướt ăn hiếp, vừa ăn cướp vừa la làng ở những vùng sâu trong lãnh hải của ta. Chúng cho tàu tuần tiễu và tàu giám sát vào trong vùng biển quốc gia của ta, liên tiếp cắt cáp thăm dò dầu khí của 2 tàu Bình Minh 2 và Viking II, chúng xua đuổi bà con ngư dân ta đang đánh cá trong vùng biển của ta, còn tịch thu số cá bà con ta đánh được. Đã vậy Bắc Kinh còn lu loa là phía Việt Nam vi phạm vùng biển của Trung Quốc, gọi vùng biển ấy là vùng tranh chấp. Chúng tổ chức thao diễn quân sự, diễu võ dương oai trên vùng biển Đông của Việt Nam, trên vùng biển Tây của Philippines, và ngạo mạn dậm dọa trên mạng thông tin của chúng rằng sẽ dạy cho Việt Nam một bài học, rằng sẽ «đánh cho Việt Nam vỡ mặt».

Nhân dân Việt Nam luôn kiên cường chống lại mọi hiểm họa ngoại xâm đến từ phương Bắc.

Lịch sử tồn tại và phát triển của Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay đã chứng minh sự thật ấy.

Trước hiểm họa ngoại xâm, dân tộc ta luôn cố kết thành một khối chung lòng chung sức hy sinh chiến đấu bảo vệ nền độc lập của đất nước. Chúng ta bao giờ cũng dựa vào sức mình là chính, dùng nội lực dân tộc làm sức mạnh quốc phòng tất thắng.

Trong lĩnh vực đối nội, nhân dân ta yêu cầu đảng Cộng sản đang giữ trọn quyền lãnh đạo đất nước hãy khẩn thiết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, mạnh bạo thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống cầm quyền, từ độc đoán sang dân chủ, từ hạn chế tự do của công dân sang tôn trọng mọi quyền tự do công dân có ghi trên Hiến pháp, trả tự do cho mọi công dân dân chủ và yêu nước đang bị cầm tù - hầu hết là những người đi tiên phong trong chống bành trướng phương Bắc - ban hành và thực thi rộng rãi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phản biện, tự do tôn giáo. Cuộc đổi mới hệ thống theo hướng tự do dân chủ như thế sẽ nhân lên nhiều lần nội lực dân tộc trong cuộc chống trả họa ngoại xâm. Nước Việt Nam ta vươn xa tới phía trước sẽ bỏ hẳn lại phía sau chế độ toàn trị độc đảng, độc đoán của nước Trung Quốc bành trướng và chậm tiến về chế độ chính trị.

Sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta trước họa bành trướng phương Bắc là rất cần thiết. Cả thế giới tiến bộ, từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada…đều đứng về phía nhân dân ta chống hành động ngạo mạn phi pháp của phía Trung Quốc.

Thái độ rõ ràng, kịp thời của Hoa Kỳ, cường quốc số một của thế giới, trong cuộc khủng hoảng biển Đông là rất quan trọng. Từ năm ngoái ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng «Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về thông thương trong vùng biển Đông và Thái Bình Dương», làm cho đại diện Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ bỏ phòng họp.

Mới đây, cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư về chính trị, an ninh và quốc phòng đã diễn ra ngày 17-6-2011 tại thủ đô Washington với một thông báo chung, cam kết hợp tác nhằm bảo đảm cho một vùng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phồn vinh và an ninh. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình mới đây ở vùng biển Đông, cho rằng việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, và tự do hàng hải trong vùng biển Đông cần được giải quyết qua hợp tác, thương lượng mà không dùng sức mạnh.


Bản thông báo chung chỉ rõ các yêu sách về đảo và lãnh hải phải phù hợp với luật quốc tế hiện hành, trong đó có Luật Biển năm 1982. Hai bên chỉ rõ sự quan trọng của Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên (Declaration of Conduct) năm 2002 và khẳng định các sự kiện mới xảy ra trong vùng biển Đông không làm ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định trong vùng và đặc biệt không gây trở ngại cho việc tự do giao thông hàng hải theo đúng luật quốc tế.

Bản thông báo chung kết luận rằng cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ tư đã tăng cường và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và sự hợp tác giữa 2 nước. Cuộc đối thoại thứ 5 sẽ diễn ra ở Hà Nội năm 2012. Trong cuộc đối thoại này đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (con của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch; ông Thạch từng nhận xét sau cuộc họp Việt - Trung ở Thành Đô cuối năm 1991 rằng «một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu»).

Trong lúc Bắc Kinh bực tức cho rằng Hoa Kỳ ở xa, thuộc lục địa khác, không được can thiệp gì đến vùng biển của Trung Quốc, thì Hoa Kỳ vẫn khẳng định đây là vùng có lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Không những thế, Hoa Kỳ còn cho hàng không mẫu hạm George Washington và một số khu trục hạm mang nhiều tên lửa Tomahawk vào vùng Đông và Tây Thái Bình Dương. Cùng lúc Hoa Kỳ báo tin một giàn khoan lớn của Hoa Kỳ mang tên Monarch Ocean đang được chuẩn bị để đưa vào biển Đông.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách mới Death by China (Cái chết từ Trung Quốc) của 2 học giả Peter Navarro và Greg Autry được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Cuốn sách phơi bày mặt trái của hiện tượng «Phép lạ Trung Hoa» (Chinese miracle), chỉ rõ Trung Quốc là tai họa cho toàn nhân loại, là tên đế quốc mới thực sự, là tai ương cho chính dân tộc đại Hán, đang nô lệ hóa nhân dân Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, đang bóc lột tận xương tủy dân nước mình, đang xuất khẩu hàng xấu, hàng giả, hàng nhái, hàng chứa độc chất ra khắp thế giới, đang bành trướng sang châu Phi, Nam Mỹ, đang nô dịch hóa Đông Nam Á…

Cũng không phải ngẫu nhiên mà tờ báo lớn The Diplomat (Nhà Ngoại giao) số ra ngày 16-6-2011 có bài «The limits to US – Vietnam ties » (Những hạn chế trong quan hệ Mỹ - Việt)  của nhà bình luận Richard Pearson từng chuyên theo dõi tình hình biển Đông và mối quan hệ Việt - Trung 20 năm nay. Ông nêu rõ thiện chí của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam, nhưng mắc kẹt ở cái chế độ phi dân chủ ở Hà Nội làm cho mối thiện cảm ấy gặp trắc trở, khó khăn, khó ứng xử thuận lợi.

Theo tôi, chỉ khi nào Việt Nam có một chế độ dân chủ thật sự, tôn trọng thật sự nhân quyền của dân mình, khi ấy sự hòa đồng giữa một nước Việt Nam dân chủ với toàn thế giới dân chủ văn minh mới sâu sắc, trọn vẹn. Và chỉ khi ấy Việt Nam mới thực hiện trôi chảy «phép lạ» của mình, trở thành một nước Việt Nam tự do, tự chắp đôi cánh phát triển tốc độ cao, xã hội hài hòa, không còn bất công tràn đầy, thành quả phát triển cao được phân phối công bằng cho toàn xã hội, Việt Nam thoát khỏi hàng ngũ những nước độc đoán, sẽ có vị trí đáng nể trọng và tin cậy trên thế giới.

Hoa Kỳ và cả thế giới dân chủ đang chìa bàn tay bè bạn giữa lúc nước ta, dân ta lâm đại nạn.

Dân ta sẵn sàng chìa 85 triệu bàn tay bè bạn. Nhưng còn các vị trong Bộ Chính trị nghĩ sao? Các vị đã bàn định xong để mạnh dạn chìa tay ra hay chưa? Các vị hãy suy xét cho sâu cho rộng. Hãy trở về với dân tộc, với nhân dân, để tìm ra cảm hứng chính trị và sức mạnh hành động vì dân vì nước. Hãy lắng nghe tiếng dân mình.
Cơ hội ngàn năm một thuở là đây.
Công hay tội ngàn năm một lượt cũng là đây.
Bùi Tín Blog

Tin liên hệ

Diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông"
Hình: AFP 
Trần Vinh Dự Blog
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông"
Diễn biến hòa bình (peaceful evolution) là một khái niệm độc đáo trong chính trị học của Việt Nam. Trang Báo Điện Tử của ĐCS Việt Nam có bài trích lược từ cuốn sách “Phòng, chống ‘diễn biến hòa bình’ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Trung tướng Lê Minh Vụ - Giám đốc Học viện Chính trị quân sự và Thiếu tướng Nguyễn Tiến Quốc đồng chủ biên. Bài báo này giải thích khá dài dòng về diễn biến hòa bình nhưng không đưa ra một định nghĩa thực sự cô đọng.
Diễn biến hòa bình là gì?
Theo cách giải thích của bài báo trên, có vẻ như diễn biến hòa bình được hiểu là các biện pháp phi bạo lực của nước ngoài sử dụng nhằm chống phá Đảng CS và nhà nước Việt Nam. Các biện pháp này trải rộng trên cả 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa/xã hội, và an ninh/quốc phòng.



  • Chính trị: các biện pháp nhằm mục tiêu gây khủng hoảng hệ thống chính trị.




  • Kinh tế: các biện pháp chống phá đường lối, chính sách kinh tế; thúc đẩy chuyển hoá cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, xâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng.




  • Văn hóa/ xã hội: các biện pháp chống phá đường lối, chính sách văn hoá - xã hội; thúc đẩy sự biến đổi chệch hướng giá trị văn hoá, đạo đức; biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp; lợi dụng các mâu thuẫn, khiếu kiện, các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.




  • An ninh/quốc phòng: các biện pháp chống phá đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội và công an nhân dân.



  • Gần đây khái niệm diễn biến hòa bình ít được nhắc đến ở Việt Nam. Một phần vì các nội hàm của nó ít nhiều bị thay đổi. Thí dụ vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xây dựng kinh tế thị trường hay vấn đề tây phương hóa các giá trị văn hóa/xã hội không còn bị coi là nặng nề nữa mà được thừa nhận nghiễm nhiên như là một quá trình tất yếu.
    Thế nhưng gần đây mối đe dọa mang tên Trung Quốc khiến nhiều người bắt đầu lo ngại. Và mặc dầu tôi không mấy tin vào một phong trào diễn biến hòa bình chống Đảng CS và nhà nước Việt Nam mang tầm vóc thế giới như nhiều người Việt Nam tin tưởng hồi những thập kỷ trước, tôi tự đặt câu hỏi liệu khái niệm này có áp dụng cho cái cách mà Trung Quốc đang dùng để tấn công Việt Nam trong giai đoạn này hay không?
    Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc
    Đầu tiên phải kể đến là khái niệm “hòa bình” luôn được Trung Quốc lặp đi lặp lại trên tất cả các bài phát biểu quan trọng của quan chức ĐCS và nhà nước Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông" trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt (người dẫn đầu đội quân tiến vào Thiên An Môn hồi hơn 20 năm trước) thì nói Bắc Kinh “sẽ nỗ lực vì hoà bình, ổn định ở biển Đông”. Ở cấp cao hơn, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cũng tuyên bố “đưa quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc - Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở châu Á và trên thế giới” còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì từ năm 2004 đã rao giảng khắp thế giới về học thuyết “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) của Trung Quốc.
    Trên thực tế, “trỗi dậy hòa bình” (hay sau này được gọi nhẹ đi là “phát triển hòa bình” – peaceful development) là học thuyết phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Nó cho rằng từ trước tới nay sự xuất hiện của một siêu cường mới thường dẫn tới những thay đổi lớn trong cấu trúc chính trị của thế giới, và thậm chí cả chiến tranh. Lý do là các siêu cường này thường lựa chọn con đường bành trướng bằng bạo lực và vì thế tự đưa mình đến chỗ thất bại. Học thuyết này cho rằng trong thế giới ngày nay, Trung Quốc cần phải phát triển một cách hòa bình và duy trì một môi trường quốc tế hòa bình.
    Theo cách nói của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, sự trỗi dậy của Trung Quốc “sẽ không đem đến tổn thất cho bất kỳ quốc gia nào, và cũng không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào.” Còn theo cách nói của Kenneth Lieberthal, giám đốc quan hệ Châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bill Clinton thì “chính sách này nhằm tạo ra ‘một môi trường cho phép tối đa hóa các cơ hội phát triển kinh tế của Trung Quốc’”.
    Theo David Denoon, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và là giáo sư về chính trị Châu Á tại Đại học New York được Council for Foreign Relations trích dẫn lại hồi năm 2006, Trung Quốc đã thể hiện được kỹ năng ngoại giao thực sự trong giai đoạn cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000 qua việc hợp tác với ASEAN để giải quyết tranh chấp trên biển qua việc ký COC, thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước Nam Mỹ và Phi Châu, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Pakistan và đạt được những tiến bộ lớn trong việc đàm phán với Nga và Ấn Độ. David Danoon cho rằng “Trung Quốc đã chuyển đổi từ chính sách cực kỳ hiếu chiến và bạo lực hồi năm 1970 và 1980 với việc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự sang một con đường mới mang tính ngoại giao hơn nhiều vào những năm 90”.

    Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2011
    Hình: Reuters
    Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2011
    Từ trỗi dậy hòa bình sang diễn biến hòa bình
    Cho tới nay, dựa trên các phát biểu của quan chức cao cấp Trung Quốc, có vẻ như cách tiếp cận phát triển không dựa trên chiến tranh vẫn được giới lãnh đạo nước này tôn trọng. Tuy nhiên, tinh thần của “trỗi dậy hòa bình” không còn được như trước. Với việc thế giới phương Tây rơi vào khủng hoảng và suy yếu, Nhật Bản chìm đắm trong hết “thập kỷ bị quên lãng” này tới “thập kỷ bị quên lãng” khác, và sự phát triển không ngừng về thế và lực của mình, đế quốc mới nổi này đã tỏ ra ít kiên nhẫn hơn so với những năm trước.
    Một phần của sự thiếu kiên nhẫn này được thể hiện ở động thái hiện đại hóa quân đội, tăng ngân sách quốc phòng (vốn đã khổng lồ), tích cực phát triển các hạm đội ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông Việt Nam), sản xuất tàu sân bay, thí nghiệm phát triển máy bay tàng hình, và đặc biệt là chuẩn bị cho năng lực thực hiện chiến tranh thông tin (Information Warfare – IW, hay còn gọi là Integrated Network Electronic Warfare” -INEW)
    Một phần khác được thể hiện ở chỗ cách nước này xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp với láng giềng cũng mang màu sắc hiếu chiến hơn, dù là tinh tế:
    Ở phía Nam, tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) trên Biển Đông do Trung Quốc đặt bút ký hồi đầu những năm 2000s không còn được nước này tôn trọng. Trung Quốc thường xuyên tấn công, bắt giữ, thậm chí giết hại ngư dân các nước Việt Nam và Philippines trên các vùng biển bị tranh chấp. Thông qua các lực lượng dân sự trá hình, Trung Quốc cũng thường xuyên ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của các nước này ngay cả trên phần thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của họ. Trung Quốc còn đang chuẩn bị đưa giàn khoan dầu có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu vào khai thác tài nguyên dưới lòng Biển Đông. Những động thái này dẫn tới các phản ứng chính thức ở mức độ khác nhau cả từ Philippines và Việt Nam. Trong khi Philippines đang chuẩn bị kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc thì ở Việt Nam liên tục nổ ra các cuộc biểu tình tuần hành phản đối đế quốc này.
    Ở phía Đông, tàu chiến, kể cả tàu ngầm, và máy bay của Trung Quốc thường xuyên thăm dò, khiêu khích Nhật Bản.  Các thỏa thuận về thăm dò và khai thác chung với Nhật Bản hồi năm 2008 (dưới hình thức một liên doanh) cũng nhanh chóng bị quên lãng. Không khí chống Nhật Bản ở Trung Hoa Đại lục cũng được đẩy lên rất cao với các cuộc biểu tình rầm rộ được nhà nước bật đèn xanh. Đáp trả lại từ phía Nhật Bản là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ phía quần chúng và chính phủ Nhật Bản đứng về phía Việt Nam và Philippines liên tục lên tiếng phản đối các động thái khiêu khích của Trung Quốc trên biển.
    Đối với Việt Nam, có lẽ vấn đề “diễn biến hòa bình” mang màu sắc Trung Quốc không chỉ dừng ở việc chèn ép Việt Nam trên biển. Nó còn thể hiện đa dạng ở nhiều mặt khác của đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội.
    Đầu tiên phải kể đến ảnh hưởng ghê gớm của Trung Quốc đối với Việt Nam trên khía cạnh kinh tế. Chỉ trong bốn tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt khoảng 7,1 tỉ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010 trong khi xuất khẩu chỉ có gần 3 tỉ USD. Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt 12,7 tỉ USD, gần bằng với giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nhiều người cho rằng nếu “rút cái phích cắm” Trung Quốc thì cỗ máy kinh tế Việt Nam sẽ không thể vận hành được.
    Điều này có cơ sở vì Việt Nam phải nhập rất nhiều máy móc, bán thành phẩm, và nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam cũng hết sức đáng kể với việc các nhà thầu của nước này trúng phần lớn các gói thầu lớn, đặc biệt là các gói thầu do nhà nước Việt Nam tổ chức đấu dưới hình thức EPC (theo số liệu của Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF), có tới 90% công trình thượng nguồn ở Việt Nam như khai khoáng, luyện kim lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc).
    Điểm thứ hai được nhiều người nhắc đến là sự xâm thực của văn hóa Trung Quốc trong hầu hết các mảng của đời sống xã hội của Việt Nam. Phần lớn các phim truyền hình được chiếu trên các kênh của Việt Nam là phim Trung Quốc (trừ một số phim Hàn Quốc hiện nay bắt đầu lấn sân). Sách truyện của Trung Quốc dịch ra tiếng Việt nhan nhản trong các cửa hàng sách Việt từ Nam ra Bắc. Thanh thiếu niên Việt Nam thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam.
    Trên thực tế thì Việt Nam không phải là đối tượng duy nhất được Trung Quốc nhắm vào trong cuộc xâm thực này. Theo YaleGlobal, Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng “quyền lực mềm” thông qua việc truyền bá văn hóa ra thế giới. Với đặc trưng lịch sử của mình, Việt Nam dễ dàng trở thành một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của chiến lược truyền bá văn hóa của Trung Quốc.
    Điểm thứ ba là về mặt xã hội, Trung Quốc đang có một cộng đồng gốc Hoa rộng khắp và có ảnh hưởng lớn về kinh tế ở Việt Nam. Không chỉ thế, theo nhiều nguồn tin, việc di cư của lao động thô sơ Trung Quốc sang Việt Nam cũng là việc đáng lưu tâm. Theo Tuổi Trẻ đưa tin hồi đầu năm 2009, phần lớn các nhà thầu Trung Quốc khi thi công ở Việt Nam đều mang theo công nhân Trung Quốc. Trong cùng năm 2009, VietnamNet cũng đưa tin nhiều vụ gây rối của công nhân Trung Quốc chống lại dân Việt Nam địa phương.
    Con số chính thức do Thiếu tướng Đặng Thái Giáp - Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an, cho biết vào tháng 07/2009 thì có khoảng 35.000 lao động (thô sơ) Trung Quốc làm việc tại VN tại thời điểm đó, tập trung ở một số địa bàn trọng điểm như TP.HCM, Tây nguyên, miền Trung. Theo Thiếu tướng Giáp, một số doanh nghiệp Trung Quốc đưa người lao động vào cả các khu vực biên giới, vùng sâu, vùng dân tộc... tiềm ẩn những phức tạp về an ninh trật tự. Nhiều người không đủ tiêu chuẩn lao động, có người chỉ là lao động phổ thông nhưng vẫn được phía Trung Quốc cấp hộ chiếu công vụ; một số trường hợp nhập cảnh vào VN kết hôn với người Việt nhưng không đăng ký theo quy định.
    Con số 35 nghìn người mà thiếu tướng Giáp đưa ra không phải là một con số quá lớn, nhưng cho tới nay nó đã là một con số cũ. Tuy nhiên đây cũng là con số đáng lưu tâm vì sự hiện diện về kinh tế (kéo theo sự hiện diện về con người) ở Việt Nam chỉ có tăng chứ không giảm.
    Với việc ngày càng lấn át Việt Nam trên biển, đặt Việt Nam vào vòng ảnh hưởng ngày càng chặt về kinh tế, xâm thực về văn hóa, và tăng dần sự hiện diện của người Hoa trong xã hội, có vẻ như Trung Quốc đang đặt Việt Nam trong một quá trình diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Hoa.
    Trần Vinh Dự Blog 

    Cơn bão trong tách trà - Sự Thật


    Đặng Thanh Chi (danlambao) - Thử thách duy nhất là chúng ta có can đảm “tìm” để “hiểu” đến tận căn nguyên của vấn đề hay không ? Hay mắt chấp nhận “nhìn” cái người ta cho mình “thấy” và tai chấp nhận “nghe” điều người ta cho mình được nghe?  Sự đi tìm cái nhìn đa chiều của trí tuệ tri thức hay sự tuân thủ chấp nhận với cái nhìn “một chiều đường thẳng” của đôi mắt ngựa bị kẻ cầm cương che lấp?  để chỉ biết bước tới một cách vô thức trên lối mòn độc đạo?...


    Thông tin báo chí chung Việt Nam - Trung Quốc: sao kỳ dzậy ta!?

    Dân Làm Báo - Mấy nị phải bịt miệng (định hướng) mấy tên nhà báo nói hăng và tiếp tục xách cổ đám nhân dân của mấy nị đang xuống đường biểu lộ lòng yêu nước à nghe. Đừng có um xùm mà phá đám cái tình hữu nghị mà đảng anh đang xây dựng với đảng em à nghe...


    Đất nước ơi, chỗ nào cho dân tôi đứng !?

    Phương Bích (danlambao) - Trời thật chiều lòng người, sáng hôm qua thứ bẩy mưa như trút, vậy mà sáng nay không có dấu hiệu trời mưa mặc cho dự báo sẽ có mưa. Sáng nay sương đùng đục báo hiệu một ngày nắng nóng, nhưng nếu trời mưa thì không biết có đi biểu tình được không? Mặc dù hôm nay mệt lắm và tôi muốn ở nhà, nhưng thật không đành lòng.


    Lại bắt bớ người yêu nước

    Bạn đọc Dân Làm Báo - Tôi là một thành viên trong đoàn biểu tình sáng nay tại Hà Nội, tôi xin thông báo việc công an Hà Nội bắt bớ một số người tham gia biểu tình ôn hòa phản đối việc Trung Cộng xâm lược đất nước Việt Nam.


    Tháng 6 rực lửa yêu nước !

    Lê Dũng - Sáng dậy cái lưng như không đứng thẳng lên được - hậu quả của việc tối qua đã uống mấy cốc bia hơi số 2 Hoa Lư nhân dịp chia tay anh bạn đi Sài gòn vào hôm nay. Con gái thấy bố dậy vội vàng bảo : đi biểu tình hả bố, con đi nữa. Nhanh kên kẻo bà con đi hết rồi.


    Làm gì để thuyết phục được một lão già “kiên định lập trường”

    Nhạc sỹ Tô Hải - “Chán bỏ mẹ! lúc đang là Phó Thủ Tướng, là Trung Ương, là Tư Lệnh một quân khu, là chủ tịch Quốc hội thì…đéo dám nói, dám làm cái gì …Bây giờ về vườn rồi lại…”ba hoa xít-tốc”... nửa chống, nửa “xây dựng” cho sự lãnh đạo của các ông “vua tập thể”, cộng sản giả vờ này! “Thôi! ”Xì tốp đi mày!”...


    Chủ nhật của những Thiên Thần

    Nguyễn Trọng Tạo - Thiên Sứ, cũng gọi là Thiên Thần, là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo. Bổn phận của thiên sứ là phục vụ Thiên Chúa. Theo niềm tin của ba tôn giáo chính thuộc độc thần giáo, các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả.


    Có những điều nên nói và phải nói

    Mẹ Nấm - "Người có tính dân tộc tự tôn là người biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết". Hơn thế nữa, điều này được coi như một chuẩn mực đạo đức và lẽ sống. Cũng bởi tin như thế, bao thế hệ cha anh… đã hy sinh xương máu, để bảo vệ lợi ích dân tộc. Dĩ nhiên, điều này không dạy cho riêng cá nhân ai. Vấn đề, ai đã nhân danh điều được dạy này để làm điều ngược lại?...



    Tướng Trung Quốc dọa cho Việt Nam “một bài học”

    Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6 dẫn lời Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.


    Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

    Vũ Thị Phương Anh  -  "Công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa..."

    No comments:

    Post a Comment