TRỌNG ĐỨC HƠN TRỌNG TÀI
Chiều 2/11, PTT Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua, giao cho gia đình sử dụng lâu dài tại tháp B, tòa nhà Vincom, Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội).
[trich nguyen van]
[trich nguyen van]
“And so, my fellow Americans, ask not what your country can do for you; ask what you can do for your country.“
John F. Kennedy
Thưa diễn đàn
Ngày 20 tháng 1 năm 1961 cố tổng thống Kennedy trong lễ đăng quang đã nói 1 câu để đời” Hỡi những người dân Mỹ, đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.
từ câu nói để đời này tôi đọc qua 1 đoạn báo CA CSVN về việc tặng không cho giáo sư Ngô bảo Châu 1 căn hộ loại sang chợt tôi ái ngại cho 1 tài năng trẻ đang bị nhuốm vào vòng cương tỏa của tiền tài danh vọng và tiếc cho 1 trí thức đã đào tạo tại nước ngoài lại bị mua chuộc quá dễ dàng.
[trích] trên trang mang CA VN
Chuyện về căn hộ mới của GS Ngô Bảo Châu
14:08:00 08/11/2010
http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/1/139619.cand
Chuyện về căn hộ mới của GS Ngô Bảo Châu
14:08:00 08/11/2010
http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/1/139619.cand
Một số báo đưa tin Chính phủ tặng GS Châu một căn hộ chung cư tại tòa tháp Vincom B và dường như cứ nhấn mạnh đến trị giá của căn hộ này… Xin đừng “làm toán” với những tài năng của những nhân tài như GS Ngô Bảo Châu. Xin đừng “làm toán” với những tấm lòng vàng, với sự yêu quý và trân trọng mà Chính phủ, nhân dân và Tổ quốc dành cho những “nguyên khí quốc gia” như GS Ngô Bảo Châu.
Ngày 19/8/2010, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu chính thức nhận giải thưởng danh giá nhất thế giới về toán học – Giải FIELDS. Khi biết tin vui này, với sự ngưỡng mộ Giáo sư, rất nhiều cá nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ nguyện vọng muốn trao tặng GS những món quà quý giá, như một sự động viên trước một tài năng trẻ đã đem vinh dự lớn lao về cho nền toán học nói riêng và nền khoa học cơ bản Việt Nam nói chung. Đặc biệt, từ Quảng Ninh, doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã đưa ra ý định tặng GS Ngô Bảo Châu một biệt thự tuyệt đẹp tại Đảo Tuần Châu bên bờ biển Hạ Long quanh năm sóng vỗ để GS và gia đình có điều kiện nghỉ dưỡng tốt hơn.”..
chỉ đọc từng này thôi thú thực tôi cũng không can đảm đọc thêm làm gì nữa. Thế là hết một tài năng mới mọc lại bị dễ nhuốm bùn quá nhanh
Giáo sư ngô bảo châu đã phát biểu 1 câu nói khá hay trên trang báo của đài BBC ngày 21 tháng 8 năm 2010 rằng”bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.” NGô bảo Châu đã từng học ở Pháp và tu nghiệp cùng trừng trải ở các nước tự do và ít nhiều đã biêt văn hóa tại các nước tiên tiên rằng thành phần tiến bộ họ đa số không sống theo những gì họ không làm ra bằng sức lực chính họ. Những con người tự do tại nước ngoài họ không bao giờ theo cái lề ” cha làm con hưởng” mà họ làm theo tính độc lập và cống hiến cũng không đòi hỏi đất nước phải có biệt đãi ưu ái. CHính nhận biệt đãi chính những con người tự do từ tri thức họ đã nhận thấy mình đang theo cái lề sai là đòi hỏi và thụ hưởng.
Tiếc thay giáo sư Châu bắt đầu theo cái lề “đòi hỏi trước phục vụ sau” rồi đó.
Nếu theo câu nói bất hũ của giáo sư Châu thì đáng lý Tiến sĩ Cù huy hà Vũ phải theo cái lề cũ của VN là cha công thần cách mạng thì xưa nay cái lề đó “cha làm con hưởng” ông cù huy hà Vũ cứ im lặng hưởng vinh hoa phú quý từ hào quang của đời cha mình phục vụ cho đảng CSVN và bánh xe danh lợi cứ men theo cái lề đó vượt lên vinh hoa tột đỉnh. Nhưng trái lại TS Cù huy Hà Vũ thực sự là con người tự do ông không chịu theo lề mà vì đất nước VN ông ngạo nghễ cất cao tiếng nói đòi hỏi công chính cho tổ quốc cho nhân dân VN. Đây là một điểm son tốt đẹp dành cho ông VŨ 1 người tự do theo đúng “danh ngôn” của giáo sư Châu đã nói cách đây không lâu.
Đất nước VN chúng ta còn nghèo, phải thực hiện những gì cho tổ quốc là điều quan trọng. TỔ quốc VN đang cần cống hiến và hi sinh như Cù huy Hà Vũ, như LS lê Công Định như Lê thi công nhân , Kỹ sư Đỗ nam Hải, BS phạm H Sơn , Cha Nguyễn V Lý, Hòa thượng Quảng Độ… và nhiều nhiều nữa những người hi sinh không chấp nhận biệt đãi.
Trong lúc cái bổ đề toán học“Chương trình Langlands”.hay bổ đề toán học giáo sư châu khám phá là 1 vinh dự cho giống nòi Lạc việt về toán học lý thuyết là một nhánh của khoa học thực nghiệm nhưng về khoa học xã hội chúng ta chưa có một vinh dự cỏn con nào cho một lý thuyết đem công bằng tự do cho toàn dân VN và xóa tan bao bất công đau khổ cho đồng bào nghèo khổ trên quê hương lầm than đất VN .
Giá như Giáo sư chỉ làm việc và tiếp tục cống hiến thụ hưởng những gì mình tự tay làm ra, sống bình dị như nhà bác học Einstein đã từng giảng dạy tại đại học Princeton Hoa kỳ nhưng những phát minh của ông thay đổi cả quả địa cầu thì tiếng thơm của giáo sư NGô bảo Châu càng lẫy lừnng hơn nữa.
Trong lúc Cù huy Hà VŨ và những anh hùng nam nữ khác không chịu làm kiếp con cừu cứ đi theo lề kiếm ăn thì chính chủ nhân câu nói bất hũ lại bắt đấu đi theo cái lề xưa nay đầu mối cho mọi sai lầm là hưởng thụ trứơc phục vụ sau và từ đó ý thức khiêm cung của con nhà khoa học bắt đầu thui chột từ từ trong một môi trưòng mà xung quanh là loài hồ ly tinh độc hại.
Tiếc cho nhân tài đất nước.
xuân khê 9/4/11
Ai sợ hãi? «Ông quan tòa» hay giáo sư Ngô Bảo Châu?
Nguyễn Tường An -Bài viết «Về sự sợ hãi» đã góp phần vẽ lên một bức chân dung sống động của giáo sư Ngô Bảo Châu: một con người xuất chúng về mặt khoa học, nhưng hết sức ngây thơ về mặt chính trị: giáo sư ngỡ rằng Đảng tặng mình căn hộ trị giá sáu trăm nghìn đô-la và chức giám đốc viện Toán cao cấp kinh phí bảy trăm tỷ đồng là vì Đảng thực sự trọng dụng nhân tài! Đương nhiên, giáo sư đã tá hỏa trước phản ứng - thất vọng, phẫn nộ, coi thường - của không ít người.
Bụng bảo Dạ, hay Ngô bảo... Nghê?
Trương Đức - Thú thực với các bạn là mình vừa mới bụng bảo dạ như thế này, nếu có “cho vàng”, mình cũng không nên làm “người nổi tiếng”, bởi vì nếu mình làm người nổi tiếng , thì thật... “khổ”, “khổ” trăm đường, “nhất cử nhất động” của mình đều bị thiên hạ... “chiếu tướng” hết! Kiểu như, nói khôn thì thiên hạ cũng bảo “ngô”, nói dại thì thiên hạ cũng bảo “nghê”, đằng nào cũng... chết! Hehe...
Ngô Nhân Dụng www.nguoi-viet.com
Một bạn từ trong nước báo tin cho biết: Nhà văn Ðào Hiếu bị xe tông. Mặc dầu ông Ðào Hiếu là một nhà văn rất nổi tiếng, nhưng một vụ đụng xe chắc không thể coi là một tin đặc biệt.
Vì xe cộ ở Việt Nam chạy như thế nào, ai cũng biết. Không, tin này quan trọng vì, người bạn nói thêm: Ðào Hiếu bị xe tông trong lúc ông đang đứng thơ thẩn ở trong sân nhà mình, tại Nha Trang. Chưa hết, chiếc xe nó chạy xồng xộc từ ngoài đường vào giữa sân, nhắm thẳng chỗ ông đứng mà tông, húc trúng phóc, cứ y như trong rạp xiếc ấy! Tôi đoán ông bạn này thêm thắt cho câu chuyện thêm ly kỳ. Nhưng một ông bạn khác xác nhận vụ đụng xe trong sân nhà này có thật. Nhà văn Ðào Hiếu phải vô bệnh viện; các chi tiết có thay đổi chút đỉnh nhưng rất nhiều người biết có tai nạn ấy và biết cả lý do. Họ bảo, tuy đang đứng trong sân nhà mình đấy, nhưng thực ra ông nhà văn Ðào Hiếu, tác giả tiểu thuyết Lạc Ðường, lúc nào cũng vẫn đi! Mà ông ta lại không theo đúng luật đi đường của nhà nước cộng sản, cho nên mới bị xe tông! Ý nói: Chẳng oan chút nào cả!
Nguyên do, vì Ðào Hiếu đã cho sống lại, tái sinh, trang mạng của ông mang tên “Lề Bên Trái.” Cái website này vốn không được các vị công an văn hóa ưa thích, họ đã nhiều lần nhắn bảo ông phải bỏ nó đi. Có lúc Ðào Hiếu chán quá, đã buông rồi. Nhưng độc giả khắp nơi họ kêu rêu, cho nên, gần đây ông cho mạng “Lề Bên Trái” sống lại. Ðược ít ngày thì xẩy ra tai nạn lưu thông. Ở Việt Nam tất cả các giống trâu bò đều biết phận, chúng chỉ đi bên phải thôi, các nhà văn đi lề bên trái rất nguy hiểm!
Thế đấy, ngày xưa Nguyễn Vĩ than với Trương Tửu: “Nhà văn An Nam khổ như chó.” Thời nay thì “Nhà văn An Nam khổ như bò!” Bởi vì có làm thân con bò mới bị người ta quất roi bắt đi theo một con đường nhất định, đi trệch ra ngoài một bước là bị xe đụng! Giáo Sư Ngô Bảo Châu mới nói với phóng viên Người Việt rằng mình là người thì phải có quyền tự do đi lại. Chỉ có bầy cừu mới để cho chúng nó bảo đi đâu thì cứ đó mà đi. May mắn ông Ngô Bảo Châu chỉ là một nhà toán học, không phải nhà văn. Và ông đang sống ở Mỹ chứ không ở Việt Nam. Xin chúc mừng ông đi đường được bình an và ngồi trong sân nhà cũng được bình an. Chưa thấy guồng máy công an Việt Cộng sang tới Mỹ hoạt động trong lãnh vực lưu thông!
Cái tội của Ðào Hiếu, như một nhà toán học trong nước giải thích, là nhà văn này đã làm cho số thống kê của cả ngành công an bị sai trật. Chỉ sai một con số thôi, nhưng cũng làm mất uy tín lãnh đạo, không tha thứ được.
Hồi đầu năm, Tướng Vũ Hải Triều, tổng cục phó Tổng Cục An Ninh mới báo cáo thành tích, là trong vòng dăm tháng giữa hai năm 2009 và 2010, cái cục lớn của ông đã phá sập 300 trang mạng và blog của dân chúng nước Việt Nam Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa! Ðó là một chiến công lẫy lừng, được gọi là một trận Ðiện Biên Phủ trên mạng, đánh thẳng vào các mạng dân chúng, lập công với Ðảng! Khi ông tướng công an nói “phá sập” thì không nhất thiết phải hiểu là các ông mất công phá bằng kỹ thuật điện tử với những cái máy vi tính. Một vụ đụng xe ngoài đường (hay suýt bị đụng xe có báo trước), cũng có thể gây tác dụng điện tử. Qua một đêm, sáng hôm sau một mạng lưới bỗng dưng tắt ngóm! Ðây là một kỹ thuật giản dị, thời ông Stalin đã áp dụng rồi. Không biết trong số 300 mạng mà Tướng Vũ Hải Triều khoe đã tiêu diệt, có bao nhiêu mạng chết vì bị đụng xe?
Trang nhà Lề Bên Trái của nhà văn Ðào Hiếu đã từng bị tắt ngóm như vậy, trong thời gian Tướng Vũ Hải Triều phấn đấu lập thành tích tiêu diệt 300 mạng, mạng lưới chứ chưa phải mạng người. Nay nếu ông Ðào Hiếu cho mạng Lề Bên Trái của ông hoạt động trở lại, thì số thống kê 300 mạng của Tổng Cục An Ninh sẽ tụt xuống chỉ còn 299 mà thôi, không còn là một số tròn nữa!
Cũng giống như nhật báo Người Việt làm mục “Mỗi ngày một con số,” các ông bà công an cũng rất thích nêu cao các con số thành tích. Thí dụ, 300 mạng bị đánh sập trong 5 tháng; 25 mạng (người) bị đụng xe trong một ngày; 5 thùng phân đã được đổ trước cửa nhà 3 tên trí thức phản động trong 3 ngày, vân vân. Mỗi con số là một thành tích báo công. Các chiến sĩ công an có nhiều nghề; có chiến sĩ vào Internet phá mạng lưới Mẹ Nấm, X-Cafe hoặc boxit.vn; trong khi chiến sĩ khác thì bưng thùng phân tới đổ trước nhà bà Trần Khải Thanh Thủy. Cả hai đều lập công với Ðảng như nhau! Làm cho một con số thống kê thành tích bị sai lệch, 300 giảm bớt còn 299 thôi, tức là phá hoại, âm mưu lật đổ chính quyền vô sản! Công an phải uốn nắn, giáo dục, cải tạo!
Sau khi rút kinh nghiệm, công an thấy đem phân tới đổ vào cửa nhà cũng không thể giáo dục, cải tạo được các nhà văn. Bà Trần Khải Thanh Thủy mỗi lần ra cửa thấy mùi lại kêu lên: Chúng nó đổ tư tưởng Hồ Chí Minh đầy cửa nhà tôi rồi! Nhưng bà vẫn chưa chịu cải tạo! Nhà văn rất khó thấm nhuần loại tư tưởng mà các đồng chí công an đem tới giúp đỡ uốn nắn họ! Cho nên bây giờ mới đổi mới, một chiếc xe chạy thẳng vào sân nhà người ta, tông trúng mục tiêu cần cải tạo. Kết quả, lập lại thành tích tiêu diệt 300 mạng và blog, không thiếu mạng nào.
Phải công nhận các nhà văn Việt Nam rất may mắn. Có thể nói, họ đã được chế độ nuông chiều. Họ chỉ bị đổ phân trước nhà hay bị xe tông ở trong sân. Nhiều người Việt Nam khác không may mắn, không được ưu đãi như vậy.
Như báo Người Việt mới đăng tin, nhiều thanh niên khỏe mạnh chỉ được mời đến “làm việc” với công an phường rồi bỗng đột ngột tự treo cổ chết trong đồn công an. Còn những vụ đột ngột treo cổ trong phòng giam, trong nhà xí, thậm chí dưới chân tường đồn công an thì nhiều vô kể. Phải coi là có một bệnh dịch treo cổ.
Chưa có một quốc gia nào lại có nhiều thanh niên đột ngột treo cổ trong đồn công an như thế. Thanh niên đột ngột treo cổ ở Bà Rịa, ở Bắc Giang, ở Ðắc Nông, ở Thanh Hóa, ở Quảng Nam, Hậu Giang, Ðồng Nai, vân vân. Ðọc danh sách trên nhật báo Người Việt hôm qua thấy kinh hoàng. Mà những người này không bị bắt vì phạm những tội lỗi nặng như ăn hối lộ hàng triệu đô la hoặc quản lý kinh doanh lỗ lã thiệt hại công quỹ hàng tỷ đô la. Những kẻ phạm những tội nặng đó mới đáng hối hận, tự tử (mai mốt chắc sẽ có). Phần lớn các thanh niên bị công an giữ chỉ vì ăn trộm vặt hay cãi cọ trong gia đình. Vậy thì tại sao họ lại đột ngột treo cổ? Tại sao vào trong đền công an thì những thanh niên này lại chán đời muốn chết?
Cách giải thích duy nhất là các chiến sĩ công an xã hội chủ nghĩa làm việc giỏi. Các thanh niên này chỉ ở trong đồn một ngày thôi cũng đủ tự thấy họ có tội, cho nên tự sát. Sẽ có ngày chúng ta đếm đủ con số thanh niên đột ngột treo cổ trong suốt những năm đảng cộng sản cai trị nước ta, đưa ra một con số để nêu cao thành tích của công an Việt Nam.
Ở nước ta, ngay thời Pháp thuộc cũng chưa bao giờ công an, mật thám lại làm việc giỏi như thế. Chắc hẳn không phải người mình tự nghĩ ra mà đây là một kỹ thuật các chiến sĩ công an đã theo gót Bác Hồ đi học hỏi ở Nga Xô đem về.
Nhưng ông Tướng Vũ Hải Triều có lúc cũng nên tự hỏi giết ba trăm mạng, dù chỉ là mạng Internet chứ không phải mạng người, có phải là tạo quá nhiều ác nghiệp hay không? Bởi vì trong thế giới bây giờ Internet là một dụng cụ rất quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế. Giết mạng Internet cũng là giết những mầm mống cơ bản tạo nên cảnh kinh tế tiến bộ, văn hóa phong phú, và xã hội tự do. Ông Vũ Hải Triều có nghĩ sẽ đến ngày con cháu ông họ đọc lại tờ báo cũ, cũng tự hỏi ông cha chúng đã làm gì khiến cho nước Việt Nam chậm tiến, thua kém các nước lân bang hay không?
Ai cũng biết, các xã hội tiến bộ là vì tạo ra nhiều cơ hội trao đổi với nhau. Trao đổi nông sản, hàng hóa, rồi tới trao đổi sức người, dịch vụ; và sau cùng trao đổi đến hiểu biết và ý kiến. Nền kinh tế hiện đại dựa trên hiểu biết, gọi là kinh tế tri thức. Nhờ có trao đổi, kiến thức của người này gặp gỡ hiểu biết của người khác, chúng giao hòa, sanh ra những ý kiến mới. Tất cả đóng góp và bộ não chung của xã hội. Chính bộ não chung tiến bộ tạo ra kinh tế tiến bộ.
Khi kinh tế dựa trên tài nguyên, tư bản hay lao động, dựa trên năng lượng, thì còn có ngày lo tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn, giếng dầu lửa, mỏ than đá cũng hết, sức lao động bị giới hạn. Nhưng khi nền kinh tế đặt trên việc khai thác các ý kiến, tri thức, thì cái nguồn cung cấp đó vô tận. Càng sử dụng nó lại càng nhiều thêm, giầu có hơn, sắc xảo hơn. Nhưng phải làm sao cho tri thức được kích thích, tự nó sinh ra, trao đổi với nhau, đẻ ra những tri thức mới. Phương tiện trao đổi tri thức và ý kiến hữu hiệu nhất hiện nay là internet. Ðó là bậc thang cần thiết để bước lên cảnh kinh tế phồn thịnh.
Internet không thể giúp gì được xã hội loài người nếu không được tự do trao đổi. Phải cho nó sống trong khung cảnh xã hội tự do. Ðó là lý do những thành công lớn gần đây nhất trong lãnh vực này, như eBay, Google, Facebook, vân vân, đều xuất phát từ nước Mỹ, nơi người ta dám thí nghiệm các ý kiến mới, không bao giờ phải lo nhìn trước ngó sau xem có được ai đó ở trên cho phép hay không! Ngăn cấm sinh hoạt trên Internet, phá hoại các blog, các trang mạng, tức là xâm phạm những quyền tự do căn bản vẫn giúp cho xã hội tiến bộ. Như Lê Phan viết trong Câu Chuyện Cuối Tuần vừa qua, quyền tự do phát biểu là quyền căn bản cho các quyền tự do dân chủ khác, thiếu nó thì không thực hiện được những quyền khác, không có dân chủ. Tự do trao đổi cũng là quyền căn bản cho việc phát triển kinh tế. Trong cuộc sống kinh tế tri thức bây giờ, tự do trao đổi ý kiến là nền tảng, thiếu internet thì kinh tế không tiến được.
Những người bênh vực việc phá hoại 300 mạng và blog sẽ nói rằng nhà nước và công an chỉ phá đổ những mạng xấu, những blog xấu mà thôi; không làm hại gì đến sự tiến bộ cả. Nhưng thế nào là xấu? Ai quyết định chỉ tiêu phân biệt xấu và tốt? Bênh vực công an như vậy là vẫn nghĩ rằng trong xã hội chỉ có nhà nước và công an của họ mới biết cái gì là tốt và cái gì là xấu cho anh, cho tôi; còn người dân thường như anh và tôi thì không biết gì đâu! Thử nhớ lại thời ông Stalin, ông Mao Trạch Ðông còn ngự trị; họ đều nhân danh một chủ nghĩa “nhà nước cha chú” như thế cả. Nhân dân cứ theo lệnh nhà nước như đàn cừu, vì chỉ có đảng và nhà nước biết cái gì là tốt nhất cho dân. Các ông đó có giúp cho xã hội tiến bộ hay không, hay chỉ gây cảnh trì trệ, bế tắc? Cuộc thí nghiệm cộng sản đã hoàn toàn thất bại, phải mở mắt ra chứ?
Cho nên, thế nào cũng có ngày ông Vũ Hải Triều sẽ hối lỗi có lúc đã ra tay phá hoại sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam, phá tự nền tảng của tiến bộ, là những mạng lưới trao đổi ý kiến tự do và độc lập. Một mạng lưới như Lề Bên Trái của nhà văn Ðào Hiếu không gây tiếng xấu cho chế độ bằng một vụ ăn hối lộ của bọn Huỳnh Ngọc Sĩ; không thể gây oán hận trong lòng dân bằng một cái chết của anh Nguyễn Hữu Thiện, một thanh niên trai tráng (sinh năm 1990) “chết trong tư thế treo cổ trên trần nhà tạm giữ của công an huyện Trảng Bom” như báo Người Việt thuật ngày hôm qua. Phá hoại 300 mạng lưới không cứu cho chế độ sống lâu thêm được bao lâu, nhưng sẽ để tiếng nhơ muôn đời. Muôn đời người Việt Nam sẽ nhớ đến những các nhà thơ Hữu Loan, Phùng Quán, Nguyễn Chí Thiện, Ðặng Ðình Hưng, vân vân, và sẽ nguyền rủa cả chế độ đã hành hạ và cướp giật tự do của họ. Một Ðào Hiếu bị tai nạn nằm nhà thương, sẽ có hàng ngàn người khác quyết tâm tiến bước tự do không cần phải đi theo bên lề do công an chỉ định! Phải tỉnh ra chứ?
No comments:
Post a Comment