Tuesday, May 10, 2011

Báo công an nói GS Ngô Bảo Châu 'ngộ nhận'

Giáo sư Ngô Bảo Châu

www.bbc.co.uk
Sau một thời gian im lặng, báo của ngành công an vừa có bài chỉ trích bình luận trên blog của GS Ngô Bảo Châu về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Chuyên san An ninh Thế giới giữa tuần của báo Công an Nhân dân ra hôm thứ Ba 10/05 đăng bài mang tựa đề 'Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu' của tác giả Quý Thanh.
Cách đây khoảng một tháng, ngày 05/04, Giáo sư Châu viết entry Bấm 'Về sự sợ hãi' trên blog cá nhân của mình về vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ, với bình luận "với những gì xảy ra gần đây, ông (Cù Huy Hà Vũ) thể hiện mình như một con người không tầm thường".
GS Châu so sánh ông Vũ với một số nhân vật huyền thoại như "Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ", vì "ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình".
Báo Công an chỉ trích bình luận trên là "dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại" và là "điều đáng tiếc" cho hình tượng các anh hùng trong kinh điển.
Bài báo, đi kèm hình minh họa của họa sỹ Hữu Khoa mô tả nhân vật Don Quijote trên lưng ngựa với dãy cối xay gió đằng sau lưng, đặt câu hỏi: "Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?"
Câu trả lời của tác giả Quý Thanh là ngoài cái bóng của thế hệ đi trước và các scandal tạo dựng qua các lá đơn kiện, thì "Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường".
Cây viết của báo công an liệt kê nhiều chi tiết đời tư của ông Cù Huy Hà Vũ, như kiện cáo về nhà đất hay cách ứng xử trong gia đình, đề rồi kết luận "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng".
'Biểu tượng' hay 'vô giá trị'?
Trong blog của mình mà sau đó đã đóng lại, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ thái độ không đồng tình với "phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật" hôm 04/04 khi quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.
Ông viết: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này".
Minh họa trên Công an Nhân dân
"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."
Bài trên báo công an nói một trong các lý do hạn chế trong suy luận của vị giáo sư là ông đã sống và làm việc ở châu Âu quá nửa cuộc đời, lại chỉ chuyên tâm nghiên cứu toán học.
Tác giả Quý Thanh viết: "Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người".
"Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ."
Cây viết này bày tỏ thất vọng rằng trong khi Giáo sư Ngô Bảo Châu nay đã trở thành "biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc" thì sự "ngộ nhận" của ông đã "vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội" khi cổ súy cho "chiêu bài dân chủ".
"Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng."
Ông Quý Thanh cảnh báo các trí thức khi đưa ra các so sánh cần cân nhắc kỹ càng để không "tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin".
Bài viết kết thúc bằng những câu: "Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất".
"Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ."
Đây là lần đầu tiên báo chí chính thống Việt Nam đưa ra bình luận chua cay về ông Ngô Bảo Châu, người mà mới đây còn được truyền thông nhà nước tung hô như "biểu tượng cho trí tuệ Việt Nam" sau khi ông được nhận giải thưởng Fields về toán học hồi tháng Tám năm ngoái.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đã chúc mừng Giáo sư Châu và nhà nước Việt Nam cấp cho ông một căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Ông Ngô Bảo Châu cùng các nhà toán học quốc tế trong lễ trao giải Fields
Ông Ngô Bảo Châu cùng các nhà toán học quốc tế trong lễ trao giải Fields

Khi Giấy Vụn thành của quý

Hình: photos.com
Tự do xuất bản là một bộ phận trọng yếu của quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Sách và báo là thức ăn tinh thần của một xã hội. Một xã hội phát triển hài hòa, văn minh là xã hội thực hiện quyền tự do xuất bản rộng rãi, tạo nên nhiều sách báo có chất lượng cao, người dân ham chuộng xem sách, đọc báo để mở mang kiến thức, đưa khoa học, lời hay lẽ phải vào cuộc sống.

Ở Việt Nam, lĩnh vực xuất bản sách và báo nằm trọn trong tay nhà nước, tư nhân không có quyền xuất bản, mặc dầu như thế là trái với Hiến pháp trong đó ghi rõ bảo đảm quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của mọi công dân.

Năm 2002, trên mạng internet ở Việt Nam xuất hiện một nhà xuất bản tự do, không trụ sở, không nhà in, không có hệ thống phát hành, không cần xin phép chính quyền, không đăng ký xuất bản, tự coi là nhà xuất bản «chui», nhưng theo đúng Hiến pháp, do đó tự coi là hợp pháp.

Nhà xuất bản chui này lấy tên là Giấy Vụn, giám đốc lấy tên là Bùi Chát, tên khai sinh là Bùi Quang Viễn, tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Báo chí thuộc ngành Văn học của Trường Đại học Khoa học Nhân văn tại Sài Gòn năm 2001.

Nhà xuất bản Giấy Vụn gây ngay được tiếng vang ngày càng rộng lớn. Tuổi trẻ, học sinh, sinh viên trong Nam, ngoài Bắc truyền tin nhanh cho nhau về nhà xuất bản độc đáo này. Bà con ta ở hải ngoại, đặc biệt là các bạn trẻ, du sinh ở Pháp, Đức, Ba Lan, Tiệp, Nga, Hoa Kỳ, Úc… ngày càng chú ý, tán thưởng những sản phẩm của Giấy Vụn. Nhiều bài thơ, văn trong Giấy Vụn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha.

Giấy Vụn
rất được chú ý vì có sự cộng tác từ đầu của nhà thơ trẻ Lý Đợi, người từng làm sôi nổi giới văn thơ trẻ trong nước khi thành lập nhóm Mở Miệng và công bố tập thơ rất lạ, rất mới mẻ, rất trẻ cả về nội dung và phong cách: Vòng tròn 6 mặt. Đây là công trình sáng tác của 6 bạn thơ tâm đầu ý hợp: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Trần Văn Hoài, Hoàng Long và Nguyễn Quán.

Đặc điểm nổi bật của Giấy Vụn là ở chỗ tuy nó là một nhà xuất bản «chui», ngoài vỉa hè, ảo, như đùa vui, cười cợt với cuộc đời đầy nghịch lý này, nhưng nó lại rất nghiêm cách, chính quy trong việc xuất bản kiểu hiện đại, có biên tập công phu, có người chịu trách nhiệm, ngày ra mắt, số hiệu, lưu chiểu, có trình bày, minh họa, nhiều kiểu chữ khác nhau, hài hòa, đẹp mắt, mỗi tác phẩm là một giai phẩm văn học - nghệ thuật, do tôn trọng bạn đọc và tự trọng. Nhờ vậy nó sẽ tồn tại lâu dài. Đến nay Giấy Vụn đã ra hơn 30 đầu sách, một số in với nhiều thứ tiếng, Anh, Pháp, với các tác giả đang được mến mộ như Đào Hiếu, Hoành Lê, Nhật Tân, Nguyễn Viện, Cung Tích Biền, Liên Thái…

Mới đây, Hiệp hội các nhà Xuất bản Quốc tế International Publishers Association (IPA) là hiệp hội thành lập lâu năm ở Pháp, có thành viên khắp thế giới đã chú ý đến nhà xuất bản độc đáo Giấy Vụn ở Việt Nam, tìm hiểu về hoạt động và ảnh hưởng xã hội của nhà xuất bản này. Mấy năm trước, giám đốc Bùi Chát từng được mời sang Hán Thành, Nam Triều Tiên, và Berlin, Đức, để dự họp xuất bản quốc tế và giới thiệu về nhà xuất bản Giấy Vụn.

Tháng 4-2011, giám đốc Bùi Chát được mời sang thủ đô Buenos Aires của Argentina để nhận phần thưởng quốc tế IPA năm 2011 tặng cho nhà xuất bản Giấy Vụn.

Đây là vinh dự rất lớn cho tập thể nhà xuất bản Giấy Vụn, cho nền «văn học vỉa hè», cho «nền sáng tạo ngoài luồng», cho nền văn học – nghệ thuật tự do, tự khẳng định mình giữa chế độ chuyên chế một đảng, một chế độ bóp nghẹt tự do sáng tạo, kiểm soát ngặt nghèo các văn nghệ sỹ với đủ hình thức kiểm duyệt từ lộ liễu đến tinh vi...

Hiểu rõ bản chất độc tài đảng trị, thực tế là độc tài tập thể của Bộ Chính trị 14 người - mà nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An gọi là Vua tập thể 14 vị - Nhà xuất bản quốc tế IPA đã lẳng lặng nhắn tin cho nhà thơ Bùi Chát về phần thưởng quốc tế IPA năm nay, và nhà thơ Bùi Chát đã lặng lẽ lên đường đi du lịch nước Pháp rồi mới sang Argentina nhận giải, một bằng khen lớn, với 6 ngàn phrăng Thụy Sỹ (gần bằng 7 ngàn đôla Mỹ ).

Xin hãy nghe ông giám đốc nhà xuất bản chui Giấy Vụn, 32 tuổi, vừa bỡ ngỡ vừa dõng dạc phát biểu trước hàng mấy trăm đại biểu và nhà báo quốc tế khi được mời lên nhận thưởng:

«…Ở một nơi mà tự do chỉ tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho việc hiện diện của công lý và tình người dường như là vô nghĩa; và để hành động cho những điều tưởng như là viển vông này, chúng tôi đã chọn Xuất Bản.

«Cũng như những anh em đang bị tù đầy, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng ở lương tri.

«Thông qua xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lương tri của mình.

«Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người làm sách, những người đọc sách và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại.

«Bằng tất cả tình yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc giả, bạn bè và những người ủng hộ.

«Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt cho sự phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam».


Đi hơn mười ngàn đặm, chỉ để nói trong có 2 phút, nhưng đó có thể nói là Tuyên ngôn của nhà xuất bản Giấy Vụn, là tâm huyết của Bùi Chát, Lý Đợi và các bạn cùng chí hướng, cũng là cuộc tuyên chiến hòa bình nhưng nảy lửa với chính quyền của 14 ông Vua tập thể, là sự thách thức có vẻ nhẹ nhàng nhưng dữ dội với giới công an và giới tuyên huấn tận tụy phục vụ cho vua chúa cộng sản đời nay.
Do đó mà Bùi Chát bị đón lõng ở sân bay Tân Sơn Nhất, bị khám xét ngặt, hỏi cung kỹ lưỡng, bị mời làm việc dài dài.
Bộ Chính trị cay lắm, công an và tuyên huấn bực bội tức tối lắm, nhưng làm gì bây giờ.
IPA lập tức lên tiếng, Human Right Watch lên tiếng, Reporter sans Frontières lên tiếng.
Bùi Chát đã thành người của thế giới thông tin tự do.
Chế độ độc đảng muốn phong anh, tôn anh lên thành Anh hùng, thì xin cứ việc.
Tòa án trong tay họ, tư pháp trong tay họ, họ muốn hành hạ anh thanh niên 32 tuổi chỉ có nắm giấy vụn trong tay, thì xin cứ việc. Nhưng mọi sự đều có giới hạn cả. Sự mù quáng, sự điên cuồng, sự tàn bạo cũng vậy thôi.
Thế là anh Bùi Chát được trả tự do với nhiều răn đe.
Nhưng anh thanh niên có lương tri, 9 năm trước đã không biết sợ, nay đã là người công dân của thế giới dân chủ văn minh lại còn biết sợ cường quyền hắc ám nữa ư?
Thế là chúng ta được biết Giấy Vụn sẽ điềm tĩnh mở hội mừng công, sẽ liên hoan ăn mừng rất thân mật và tiết kiệm, sẽ cải tiến cả nội dung và hình thức, sẽ có đông bạn đọc hơn, có đông người ủng hộ và yểm trợ hơn, hiệu quả xã hội sẽ mạnh mẽ, rộng và sâu hơn, sau giải thưởng quốc tế IPA rất xứng đáng và vang dội, một cú hích lịch sử cho ngành xuất bản Việt Nam.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vô tội

Có lẽ chúng ta, nhất là đối với các độc giả sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, ai cũng biết ‘Đoạn Tuyệt’ là tên của một trong những quyển tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Nhất Linh. Một quyển sách mà chắc hầu hết ai đã học hết trung học ở Việt Nam cũng đã từng đọc qua. Ngay cả tôi đây, lúc còn đi học tiếng Việt ở Úc cũng bị bắt buộc phải đọc và làm bài luận văn về đề tài ‘tống cựu, nghinh tân’ mà tác giả Nhất Linh đã gửi gấm qua câu chuyện thương tâm của cô Loan. Vào đầu thế kỷ 20 trong buổi giao thời khi đất nước Việt Nam vẫn còn bị chìm đắm trong tệ nạn hủ lậu, phong kiến. Khi thân phận của những người con gái phải về làm dâu bên chồng được phơi bày, thông cảm. Và sự hẹp hòi, thiếu hiểu biết của những bà mẹ chồng bị tô đậm, đả phá.
Nhưng cũng lâu lắm rồi tôi không có dịp đọc lại những tác phẩm tiền chiến nổi tiếng của một thời Tự Lực Văn Đoàn. Vả lại từ khi bắt đầu làm quen với văn chương của các nước khác thì tôi lại thấy đối với những quyển tiểu thuyết như ‘Đoạn Tuyệt’ của Nhất Linh, hay ‘Tắt Đèn’ của Ngô Tất Tố, v.v… tôi thấy sao cái gì nó cũng có phần hơi… quá lố. Từ nhân vật cho đến hoàn cảnh. Lằn ranh giữa cái Thiện cái Ác sao tác giả vẽ rõ quá. Bởi bất cứ bạn đọc nào cũng có thể cảm nhận được ai đúng, ai sai.
Mặc dù ai cũng biết ngoài đời nó hoàn toàn không hẳn thế. Cuộc sống không chỉ có 2 màu trắng, đen mà phần lớn nó đều nhiễm một màu…nâu nâu, không thể lúc nào cũng phân biệt được đây là điều mình cần làm. Đó là người mình cần tránh.
Vậy mà không hiểu sao hầu hết những quyển tiểu thuyết vào thời đó mà tôi đọc được đều mang cùng một âm hưởng như thế. Nó từa tựa như những quyển tiểu thuyết kiếm hiệp tràng giang đại hải bên Tàu nói về sự xuất hiện độc nhất của một anh hùng hảo hán, ra tay giết cường hào ác bá, thế thiên hành đạo. Và anh là một nhân vật kiệt xuất, hoàn hảo nhất trên tất cả mọi mặt. Anh luôn luôn đúng và kẻ thù của anh là những kẻ độc ác không còn một chút tình người.
Cũng có thể vào buổi giao thời ấy, những tác giả như Nhất Linh không chỉ là một nhà văn thuần túy mà họ còn là những nhà cách mạng, cải cách cố cùng nhau chung sức dẹp bỏ sự dốt nát, lễ giáo của xã hội phong kiến. Và đề cao những điều hay, lẽ phải nghiên về nhân phẩm, quyền làm người của thời đại hiện nay.
Nếu thật là vậy thì tôi nghĩ thời nay cũng như thời trước, tất cả chúng ta, bất kể mình là ai, bác sĩ, luật sư, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ hay chỉ thuần túy là ca sĩ không thể lúc nào cũng chỉ biết hát bài ‘tôi chỉ làm văn nghệ, không làm chuyện chính trị’. Vì đã là người của công chúng thì ở một mức độ nào đó chúng ta phải có trách nhiệm đối với xã hội mà chúng ta đang có mặt. Thấy điều hay chúng ta nên khen. Biết việc đó trái lẽ chúng ta phải lên tiếng.
Đấy không phải là làm chuyện chính trị. Mà nó chỉ là một thái độ chính trị tối thiểu cần phải có để nhờ đó xã hội mới có thể thay đổi tốt hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người. Hay ít nhất ra cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh những ai đang ỷ thế đông đàn áp, uy hiếp người cô thế.
Hôm tối chủ nhật tuần trước tôi ngồi xem vở kịch ‘Đoạn Tuyệt’ trong rạp gần khu Little Saigon của người Việt ở Cali mà lòng ngổn ngang đầy cảm xúc. Trên sân khấu Loan đang bị bà mẹ chồng nhiếc móc đủ điều chỉ vì cô không đồng ý đưa đứa con cho thầy pháp lên đồng chữa trị. Kiều Oanh trong vai bi đầu tiên của cô trên sân khấu hải ngoại đã diễn xuất quá tuyệt vời, nhất là khi Loan nhận thức ra được rằng người con duy nhất của cô đã chết trong oan nghiệt. Riêng chị Tú Trinh trong vai bà Phán thì có thể nói không một ai có thể diễn xuất một cách tàn nhẫn, ác độc hơn.
Rất nhiều khán giả bên dưới lúc ấy đã vội đưa tay lên để lau nước mắt. Họ khóc cho Loan, cho thân phận bọt bèo của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Và họ đã vỗ tay thật to khi nghe quan toà tuyên bố Loan không phạm tội giết chồng sau những lời bào chữa đầy thuyết phục của trạng sư bênh vực Loan do nữ nghệ sĩ kỳ cựu Túy Hồng thủ vai đảm nhận.
Riêng tôi trong vai Dũng nước mắt lúc ấy cũng chực tràn. Nhưng tôi không chỉ nghĩ về Loan, về những bất công của 100 năm trước. Mà ngay trong giây phút đó, trong cùng một không gian đó ở Hà Nội, cũng có một người bị đem ra xử. Nguyên do chỉ vì anh cũng muốn đoạn tuyệt với quá khứ, với những giáo điều xấu nát trong xã hội hiện tại.
Nhưng rất tiếc đời không như truyện.
Và anh đã không được tuyên bố vô tội như Loan.
Lúc ấy tôi thầm hỏi có bao người đang nhỏ nước mắt thương xót cho anh như phiên tòa đang diễn ra trên sân khấu? Tôi cũng tự hỏi một trăm năm sau những thế hệ kế tiếp họ sẽ nghĩ như thế nào về đất nước Việt Nam vào đầu thế kỷ 21?

Trịnh Hội Blog

Thứ Hai, 09 tháng 5 2011 Dung ( Bến Tre) Loan được tuyên bố vô tội trong " Đoạn Tuyệt" té ra tòa án ân dân nước ta bây giờ còn thua xa toà án thời Pháp thuộc nữa .Quan tòa của ta bây giờ là lũ mù xử án theo chỉ đạo của đảng .Ước gì được trở lại thời pháp thuộc để nhân dân mình có luật pháp che chở (như cô Loan trong ĐT) hoặc trở lại thời VNCH để có được nền dân chủ pháp trị ,không còn luật rừng nữa.

Thứ Ba, 10 tháng 5 2011 Dân thường (Việt Nam) Bài viết hay quá. Buồn cho đất nước khi những kẻ cuồng tín vẫn còn chìm trong u mê.

Thứ Ba, 10 tháng 5 2011 Hồ Văn Thời Cơ (Pắc Pó Cốc) Trong Đoạn Tuyệt của Ng.Tường Tam cách nay gần 1 thế kỷ nhưng cũng được phổ biến cho quần chúng nhận ra cũ và mới đó là sự biểu hiện cuả dân chủ. Còn bây giờ dưới sự lãnh đạo của những "đần sỹ" thì họ chỉ biết "Công lý đi sau quyền lực" cho dù chỉ là nhất thời....

Thứ Ba, 10 tháng 5 2011 Cóc khô Ba Đình (VN) Đúng là bố láo! Hãy chống mắt to ra mà xem nhá ! Cốt khỉ rồi cũng sẽ hoàn khỉ. BinlaDin ngồi vuốt râu nhìn TV xem thế giới nói gì về mình trong biệt thự của y. Hắn cũng đã từng thách thức thế giới ai sẽ tóm được hắn. Đùng một cái, hắn ngã ngữa ra chết mà không biết tại sao mình chết.
 
Thứ Ba, 10 tháng 5 2011 Chơn Lý (VN) Cám ơn em Trinh Hội đã có những bài viết thật hay, đầy tình người. Mọi người đều rất cảm kích Trịnh Hội. Riêng đối với 1 vài ý kiến lảng quẻ như anti-PĐ, Nhố V.V.V...tôi đề nghị chúng ta đừng thèm đếm xỉa tới. Chúng ta đừng thèm đọc, hoặc có đọc thì cũng chỉ xem họ ngố tới chừng nào cho vui thôi. Hảy để họ tự làm trò hề cho mọi người vui, đừng để họ làm mình bực mình,. Họ đâu có đáng để mình bận lòng. đùng ai đá động gì tới những lời họ nói nữa là xong...



No comments:

Post a Comment